Đánh giá tình hình xuất khẩu giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu giai đoạn 2009-2010 (Trang 32 - 34)

III. Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-

1.Đánh giá tình hình xuất khẩu giai đoạn 2001-

Một là qui mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao

Hai là cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô

Ba là công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có. Trong đó thị trường Châu Phi và Trung Đông là 2 thị trường tiềm năng, đang được khai thác, tiếp tục được Chính phủ lựa chọn là thị trường trọng điểm 2009

Bốn là các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả.

1.2 Những hạn chế cơ bản

- Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài.

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý. Xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, gia giày, điện tử và linh kiến máy tính.. chủ yếu vẫn mang tính chất gia công.

- Năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở cả 3 cấp độ (nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu).

- Nhập siêu ở mức cao và chưa có giải pháp kiềm chế hiệu quả, triệt để, đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tế, nguồn lực đầu tư...

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu giai đoạn 2009-2010 (Trang 32 - 34)