L Sảnh đón khách đến/đ i Trung tâm thương vụ
3. Thực trạng về công tác quản trị nhân lực tại khách sạn Fortuna Hà Nội 1 Đặc điểm lao động của khách sạn.
3.1. Đặc điểm lao động của khách sạn.
Hiện nay tổng số lao động của khách sạn Fortuna Hà nội là 445 người trong đó có 239 lao động nam và 206 lao động nữ. Còn số lao động tại các khu vui chơi giải trí là 176
Khách sạn có 200 phòng, như vậy định mức lao động của khách sạn (xét theo tỷ lệ tổng số nhân viên chia theo tổng số phòng )
445 : 200 = 2.225 : 1
Theo tỷ lệ này ta có cứ 1 phòng thì có 2.225 lao động. Định mức này còn ở mức cao (mức chuẩn của khách sạn 4 sao 1.42 lao động /phòng ).Như vậy khách sạn cần điều chỉnh lực lượng lao động hợp lý hơn.
Nhìn chung số lượng lao động khá ổn định trong năm, do đặc điểm nguồn khách là khách công vụ nên tính thời vụ trong khách sạn không cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhân sự, cụ thể là công tác thuyên chuyển lao động trong năm. Tính thời vụ không cao sẽ dẫn tới sự ổn định trong công tác quản trị nhân lực.
Chất lượng đội ngũ lao động tại khách sạn
Chất lượng lao động là nhân tố có tính quyết định trong quản trị sản xuất đặc biệt là trong du lịch. Do sản phẩm mang tính dịch vụ là chủ yếu nên chất lượng lao động đã trở thành một trong các yếu tố quan trọng cấu thành sản phẩm của khách sạn
Chất lượng đội ngũ lao động được thể hiện thông qua các chỉ tiêu cơ cấu lao động theo chuyên môn nghiệp vụ, cơ cấu theo độ tuổi giới tính theo trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ...
Có một cơ cấu lao động hợp lý sẽ góp phần quan trọng giúp các bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và từ đó khách sạn đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trong khách sạn chủ yếu là lao động trẻ trong đó lao động nữ có độ tuổi trung bình nhỏ hơn. Độ tuổi và giới tính trong lao động thay đổi theo từng bộ phận.
Ví dụ:
Bộ phận lễ tân độ tuổi trung bình thấp (từ 19 - 25) chủ yếu là lao động nữ. Bộ phận bàn, bar: tuổi trung bình từ 20 - 30 và có xu hướng lao động nam dần dần thay thế lao động nữ.
Nhận xét tại khách sạn: lao động nữ có 206 lao động chiếm 46.3% và tỉ trọng đó thay đổi theo các bộ phận nghiệp vụ.
Ở bộ phận tiền sảnh tỷ lệ nữ chiếm tỷ lệ cao so với nam (chiếm 69.4%) Tại bộ phận ăn uống có 44 lao động nữ (chiếm 52.4%)
Nhìn chung 2 bộ phận này tỷ lệ nữ chiếm cao hơn nam. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi đây là lực lượng lao động trực tiếp tạo nên ấn tượng của khách. Sự đòi hỏi về ngoại hình và khả năng giao tiếp là rất cao. Bên cạnh đó bộ phận tài chính có tỷ lệ nữ chiếm tỷ lệ cao (60 %)
Bộ phận kỹ thuật thì nam chiếm 100%
Bảng 5. Cơ cấu lao động thêo độ tuổi và giới tính tại một số bộ phận của khách sạn Fortuna Hà Nội (năm 2009)