Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch của Công ty.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Cty XNK hàng thủ công Mỹ nghệ ARTEXPORT Hà Nội (Trang 39 - 44)

II/ Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

1/Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch của Công ty.

Để xây dựng được một chiến lược cho Công ty trước hết ta phải xác định được năng lực thực sự của công ty đó thông qua việc thực hiện các kế hoạch của Công ty trong những năm vừa qua và các kế hoạch, mục tiêu của Công ty trong những năm tới. Việc thực hiện các kế hoạch cho biết năng lực và tiềm năng của công ty, mục tiêu của Công ty trong tương lai được thể hiện được cái đích mà các nhà lãnh đaọ công ty mong muốn. Việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2001 và ước thực hiện các kế hoạch năm 2002 được thể hiện trong biểu sau.

Biểu 8: Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2002. (Báo cáo của phòng tài chính kế hoạch)

Chỉ tiêu Đơn vị tính ước thực hiện 2001 ước thực hiện 2002 Tỷ lệ % 01/2001 1. Tổng kim ngạch XNK 1000 USD 25.300 27.000 a/ Xuất khẩu - 10.600 11.500 b/ Nhập khẩu - 14.700 15.500 2/ Kế hoạch LĐTL Tr.đồng 11.430 12.730 3/Các chỉ tiêu tài chính - * Tổng doanh thu - 160.000 170.000 *Cáckhoảnnộp Ngân sách - 4.550 5.000

4/ Lợi nhuận cả năm - 1.200 1.000

5/K.hoạch đầu tư XDCB - 1.100 1.200

Căn cứ vào khả năng và những gì đã đạt được qua thực tế cùng với những cơ hội cũng như thách thức trong tương lai công ty đã xây dựng cho mình một kế hoạch

cho chúng ta biết được dự định và phương hướng của công ty trong những năm tới. Đây chính là cơ sở khoa học để các nhà quản trị xây dựng cho công ty một chiến lược kinh doanh phù hợp để công ty hoàn thành được các chỉ tiêu đã đặt ra.

Biểu 10: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong thời kỳ 2002-2005 ( Nguồn phòng tài chính kế hoạch)

Chỉ tiêu Đ.vị tính t.hiện 2000 ư.TH 2001 KH 2002 KH 2003 KH 2004 KH 2005 I/Các khoản nộp NS Tr.đ a/Phần nộp NS 12.224 15.450 15.700 15.850 15.200 15.550 b/ Phần được NS hoàn thuế(GTGT) 7.060 10.300 11.600 12.000 12.400 12.600

II/ Xuất Khẩu Tr. Usd 11.255 10.600 11.500 12.300 13.100 14.000 III/ Nhập khẩu - 14.294 14.700 15.500 16.700 17.900 19.000 IV/Tổng doanh thu Tr.đ 138.000 160.000 170.000 190.000 210.000 230.000 V/Lợi nhuận thực hiện 1.000 1.100 1.200 1.300 1.400 1.500 VI/Các chỉ tiêu QL LĐTL Mức chi phí TL 821.428 819.672 820.895 820.442 825.000 825.581 Tổngquỹ lương Tr.đ 4.700 5.300 5.533 5.524 6.638 7.141

2/Đánh giá tiềm năng của Công ty.

a/Dự báo lượng khách hàng của Công ty trong tương lai.

các con số kế hoạch của kim ngạch hàng hóa nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu. Khi nền kinh tế càng phát triển thì người dân càng tiêu thụ nhiều hàng hoá hơn đặc biệt là những mặt hàng có tính chất mỹ thuật, mỹ nghệ như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. ở nước ta từ 1985 trở vê trước hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 9 – 15% tổng kim ngạch XK toàn quốc. Chỉ riêng ARTEXPORT XK năm 1987 đạt 87 triệu Rúp/USD, năm 1988 đạt 94 triệu, năm 1989 đạt 110 triệu… nó luôn chiếm tỷ trọng khoảng 10% kim ngạch XK toàn quốc. Đối với nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ thì việc sử dụng máy móc, Công nghệ tiên tiến của nước ngoài… chính điều này tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn các hàng hoá nhập khẩu của Công ty trong tương lai.

Nhu cầu chung tăng nên nhưng do Công ty phục vụ cho những khách hàng khác nhau với nhu cầu và thị hiếu khác nhau thì nhu cầu tiêu thụ cũng khác nhau. Trong những năm qua để đáp ưng nhu cầu và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu Công ty đã thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm bởi đây là một biện pháp để chống lại các đối thủ cạnh tranh hiện có cũng như tiềm ẩn.

b/ Lợi thế của Công ty khi tham gia cạnh tranh trên thị trường.,

ở trong nước ARTEXPORT là Công ty XNK hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất cả nước, mặt khác Công ty được chính Bộ Thương Mại thành lập chính vì thế Công ty đã có những lợi thế nhất định so với các Công ty trong ngành.

Thứ nhất: Công ty được thành lập từ những năm 1960 nên Công ty có điều kiện về

cơ sở hạ tầng rộng lớn với tổng diện tích khoảng 10.433 m2 mặt bằng, trong đó diện tích sử dụng khoảng 7.404 m2 sử dụng còn lại 4.504 m2 - đây là một diện tíchg rộng lớn mà những Công ty khác kinh doanh cùng ngành như Công ty không thể có. Công ty có diện tích mặt tiền rộng lớn ở phố Ngô Quyền, hiện nay Công ty đang cho tư nhân thuê để kinh doanh buôn bán, đây là một nguồn thu không nhỏ của Công ty. Mặt khác Công ty còn có một số cơ sở rải rác ở Hà Nội. Đây chính là một thuận lợi để Công ty tiếp xúc

với những thị trường mới. Những Công ty khác trong ngành như Công ty không thể sẵn có những điều kiện về cơ sở vất chất như vậy mà họ phải đi mua, đi thuê, cho nên chi phí sản xuất ncủa họ cao hơn của Công ty.

Thứ hai:Công ty trực tiếp được Bộ Thương Mại thành lập do vậy Công ty cũng

được hưởng những ưu đãi nhất định về thuế, về các khoản nộp Ngân sách khác và đặc biệt là là vốn- Công ty có được nguồn vốn do Nhà nước cấp cho từ hồi thành lập, một nguồn vốn lớn mà các Công ty khác không thể có khoảng 300 tỷ VNĐ. Nguồn vốn lớn như Công ty cho phép Công ty thực hiện được những hợp đồng lớn trong kinh doanh. Mặt khác do tính chất của nền kinh tế Việt Nam nên một Công ty mang tính chất là Công ty Nhà nước như ARTEXPORT Hà Nội sẽ có những điều kiện thuận lợi để vay vốn kinh doanh từ các tổ chức tín dụng hơn là những công ty khác trong ngành. Một thuận lợi nữa là do Công ty được Bộ Thương mại thành lập nên khi Công ty gặp khó khăn sẽ được Bộ có những biện pháp giúp đỡ bởi không có lý do gì Bộ lại “Bóp chết đứa con do chính họ đẻ ra”.

Thứ ba:Sự năng động sáng tạo của các thành viên trong Công ty, Công ty có đội

ngũ cán bộ và nhân viên có trình độ, tay nghề khả năng và có kinh nghiệm trong quản lý. Các cơ sở sản xuất vệ tinh của Công ty khá rộng lớn với những nghệ nhân có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong các làng nghề. Mặt khác cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty theo ngành dọc tạo ra sự năng động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thông thường mỗi một phòng kinh doanh của Công ty phụ trách một mặt hàng nhất định, như phòng dép, phòng cói, ngô, dừa điều này tạo nên khả năng chuyên môn hoá trong các hoạt động kinh doanh của Công ty. Mỗi phòng kinh doanh của Công ty tự chịu trách nhiệm về hoạt động cuả mình và họ được hưởng chế độ từ các thành quả đó- chính điều này tạo ra sự làm việc nghiêm túc có trách nhiệm và hiệu quả cho các phòng kinh doanh. Họ tự có trách nhiệm mở rộng thị trường cho mình nên sẽ tạo ra cho Công ty một thị phần rộng lớn và phong phú. Đây là một cơ cấu tổ chức tương đối đạt hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay.

Thứ tư: Công ty có sự tồn tại từ thời kỳ nền kinh tế Việt Nam còn trong thời kỳ

bao cấp khi đó thị trường của Công ty là do sự ký kết trao đổi hàng hoá giữa Chính Phủ hai nước, Công ty thực hiện các hợp đồng kinh doanh là do sự ký kết của hai chính phủ cho nên trong thời kỳ này Công ty đã có được uy tín với một số thị trường quốc tế như thị trường Nga và các nướưc Đông Âu mà ngày nay kim ngạch XNK của ngành hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này còn rất hạn chế, đây chính là thị trường tiềm ẩn của Công ty trong tương lai mà Công ty cần phải khai thác dựa trên mối quan hệ trước đó.

c/ Các mặt hạn chế của Công ty ARTEXPORT Hà Nội.

Thứ nhất: Cơ cấu tổ chức của Công ty quá đông và cồng kềnh do chịu ảnh hưởng

của cơ chế cũ dẫn đến không sử dụng hết năng lực của các cán bộ trong công ty bởi quá nhiều người cùng làm trong một công việc nhất định. Do bộ máy tổ chức của công ty quá cồng kềnh nên mỗi năm Công ty phải trả một khối lượng tiền lương rất lớn cộng với những khoản phúc lợi mà những Công ty khác không phải chịu trong khi lợi nhuận thực sự của Công ty từ các hoạt động sản xuất kinh doanh klhông phải là nhiều- số lợi nhuận này không lớn hơn số tiền Công ty thu được thông qua việc cho thuê mặt bằng kinh doanh, cho thuê các cơ sở sản xuất kinh doanh. Mặt khác đường lối kinh doanh của công ty tuy có những xu hướng tiến bộ nhưng các hoạt động kinh doanh này hầu hết vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế thị trường. Công ty chưa chủ động tìm đến những khách hàng mới mà phần đa chỉ chông chờ vào những đơn đặt hàng có tính chất truyền thống. Chính vì vậy Công ty đang bị các công ty khác chiếm lĩnh mất dần thị trường của mình.

Thứ hai: Các công ty khác có ưu thế hơn về sự tồn tại. Một số Công ty TNHH,

Công ty Tư nhân họ có thể thành lập để kinh doanh sau khi thất bại trong một hợp đông kinh tế thì họ sẽ giải tán. Sau khi nghiên cứu kỹ khi nào thấy có điều kiện họ sẽ nhảy vào kinh doanh tiếp. Trong thời gian giải tán họ không phải chịu các chi phí liên qua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như lương cho cán bộ công nhân viên, các khoản thuế và những chi phí phát sinh khác. trong khi đó do những biến động của môi trường kinh doanh quốc tế nếu Công ty làm ăn không hiệu quả họ vẫ phải chịu một ghánh nặng từ bộ máy quản lý, các khoản nộp cho Ngân sách và các chi phí phát sinh… Đây là một bất lợi không chỉ riêng đối với Công ty mà đối với cả một số Công ty khác trong ngành.

II/ Đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty XNK hàng thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT Hà Nội.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Cty XNK hàng thủ công Mỹ nghệ ARTEXPORT Hà Nội (Trang 39 - 44)