Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 49 - 58)

Đơn vị :tỷ VND.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Số tiền 2006/200 5 (%) Số tiền 2007/2006 (%) Tổng dư nợ CVTD 38 45 18 68 51 1.Dư nợ CVTD ngắn hạn 26,6 32,9 24 54,4 65 Tỷ trọng (%) 70 73 80 2.Dư nợ CVTD trung và dài hạn 11,4 12,1 6 13,6 12 Tỷ trọng (%) 30 27 20

( Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng Khách hàng cá nhân, SGD1-NHCT giai đoạn 2005-2007).

Biểu 2.1: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn tín dụng tại SGDI - NHCTVN

Năm 2005

Năm 2006 Năm 2007

Nhìn vào Bảng số liệu 2 và Biểu đồ 2: “ Cơ cấu CVTD theo thời hạn tín dụng” ta thấy rằng : Hầu hết các khoản CVTD của SGD1 là các khoản cho vay ngắn hạn .Dư nợ CVTD ngắn hạn tăng qua các năm , cụ thể là:

* Năm 2005, Dư nợ CVTD ngắn hạn đạt 26,6 tỷ VND ,chiếm tỷ trọng 70% trong Tổng CVTD ;Năm 2006, Dư nợ CVTD ngắn hạn tăng 24% so với năm 2005, đạt 32,9 tỷ đồng và chiếm 73% trong tổng CVTD . Đến năm 2007, tỷ trọng của Dư nợ CVTD ngắn hạn đã chiếm 80% trong tổng CVTD, đạt 54,4 tỷ VND tương ứng với mức tăng là 65% so với năm 2006.

* Dư nợ CVTD trung và dài hạn tuy có tỷ trọng trong tổng dư nợ CVTD tại đơn vị giảm qua các năm nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại tăng qua các năm mặc dù mức tăng này là không cao.

Năm 2005, Dư nợ CVTD trung và dài hạn đạt 11,4 tỷ VND chiếm 30% trong tổng dư nợ CVTD của SGD1.sang năm 2006, tỷ trọng này giảm xuống còn 27% trong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối của nó đạt 12,1 tỷ VND ,tăng 700 triệu VND so với năm 2005 . Đến năm 2007, tỷ trọng này giảm chỉ còn 20% ttrong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại tăng thêm 1,5 tỷ đồng so với năm 2006, đưa mức dư nợ CVTDtrrong năm 2007 của SGD1 đạt mức 13,6 tỷ VND.

Cơ cấu CVTD theo thời hạn của SGD1 theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn , giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn . Điều này giúp cho SGD1 vừa đảm bảo thu nhập của ngân hàng ,giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn thanh khoản và không bị ứ đọng vốn.

2.2.5.2.2: Cơ cấu CVTD theo tài sản đảm bảo. Bảng 2.2: Cơ cấu CVTD theo tài sản đảm bảo.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền 2006/2005

(%)

Số tiền 2007/2006 (%)

Tổng dư nợ cho vay 38 45 18 68 51

1.Dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo 20,9 25.7 23 40,8 59 Tỷ trọng (%) 55 57 60 2.Dư nợ CVTD không có tài sản đảm bảo 17,1 19,3 13 27,2 41 Tỷ trọng (%) 45 43 40

( Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng khách hàng cá nhân,SGD1- NHCTVN giai đoạn 2005-2007)

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo tài khoản đảm bảo Năm 2005

Năm 2006

Nhìn chung , tỷ trọng dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo của SGD1 tăng qua các năm và tỷ trọng CVTD không có tài sản đảm bảo giảm đi tương ứng , tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì cả hai loại hình CVTD này vẫn tăng cao qua các năm.

* CVTD có tài sản đảm bảo:

Năm 2005, Dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo tại SGD1 đạt 20,9 tỷ VND chiếm 55% trong tổng dư nợ CVTD , đến năm 2006 đã đạt 25,7 tỷ VND ( tăng lên 23% so với năm 2005), chiếm tỷ trọng 57% trong tổng dư nợ CVTD và năm 2007 đạt 40,8 tỷ VND ( tăng 59% so với năm 2006), chiếm tỷ trọng 60% trong tổng dư nợ CVTD.

* CVTD không có tài sản đảm bảo :

Tuy tỷ trọng dư nợ CVTD không có tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ CVTD giảm qua các năm nhưng giá trị tuyệt đối của nó lại tăng qua các năm. Chẳng hạn: Năm 2005 ,Dư nợ CVTD không có tài sản đảm bảo tại

SGD1 đạt 17,1 tỷ VND chiếm tỷ trọng 45% tổng Dư nợ CVTD tại đơn vị. Sang năm 2006, tuy tỷ trọng này giảm còn 43% trong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng lên 17,1 tỷ VND (tăng 2,2 tỷ VND so với năm 2005) và đến năm 2007, tỷ trọng này giảm còn 40% trong tổng dư nợ CVTD nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng thêm 7,9 tỷ VND so với năm 2006, đưa mức dư nợ CVTD không có tài sản đảm bảo tại đơn vị trong năm 2007 lên mức 27,2 tỷ VND .

Với cơ cấu CVTD như trên , Dư nợ CVTD có tài sản đảm bảo luôn chiếm trên 55% Tổng dư nợ CVTD đã khiến cho cơ cấu CVTD trở nên hợp lý , đảm bảo an toàn và hạn chế các rủi ro tín dụng cho các khoản CVTD , đồng thời vẫn đảm bảo mức thu nhập của Ngân hàng .

2.2.5.3: Tình hình dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay và CVTD .

Bảng 3: Tình hình dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay và CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam.

Đơn vị: Triệu VND

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Số tiền 2006/200 5 (%) Số tiền 2007/2006 (%) Tổng dư nợ quá hạn từ

hoạt động cho vay

7.200 1.500 -79 0 -100

Dư nợ quá hạn từ CVTD 50 20 -60 0 -100

Tỷ trọng (%) 0,7 1,3 0

Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng : Cả Dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay nói chung và hoạt động CVTD nói riêng đều có sự giảm mạnh qua các năm. Đặc biệt , trong năm 2007, Tổng dư nợ quá hạn từ hoạt động cho vay bằng “0” . Đây là một chỉ số đáng mơ ước của tất cả các ngân hàng. Để làm được điều này, SGD1 đã làm tốt trong các khâu phân tích và chọn lọc khách hàng để cho vay, hơn nữa công tác thu nợ từ khách hàng cũng được ngân hàng thực hiện rất tốt, điều đó cho thấy chất lượng CBTD tại đơn vị ngày càng nâng cao .Từ khi tiến hành nghiệp vụ CVTD đến nay, tại SGD1 chưa từng xảy ra tình trạng các món vay tiêu dùng bị thất thoát , khách hàng lừa đảo hay CBTD cấu kết với khách hàng để lừa đảo ngân hàng. Với việc ưu tiên cho hướng gia tăng các khoản CVTD ngắn hạn , các khoản CVTD có tài sản đảm bảo đã tạo ra sự an toàn hơn cho các khoản CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam .

2.2.5.4: Lợi nhuận từ hoạt động CVTD.

Bảng 4: Lợi nhuận từ hoạt động Cho vay và CVTD.

Đơn vị: Tỷ VND.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Số tiền 2006/200 5

(%)

Số tiền 2007/2006 (%) Lợi nhuận từ hoạt

động Cho vay.

97 153 58 164 7,2

Lợi nhuận từ hoạt động CVTD

5 7,7 54 9,2 19,5

Tỷ trọng (%) 5,2 5 5,6

(Nguồn : Báo cáokết quả kinh doanh của SGD1-NHCT Việt Nam giai đoạn 2005-2007)

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng lợi nhuận từ họat dộng cho vay tiêu dùng trong tổng lợi nhuận từ họat động cho vay.

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu từ hoạt động CVTD chủ yếu là từ lãi của các khoản CVTD. Do lãi suất của các khoản CVTD thường cao hơn lãi suất của các khoản cho vay khác , bên cạnh đó nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng cao. Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng : Lợi nhuận từ hoạt động CVTD tăng nhanh qua các năm. Năm 2005, Lợi nhuận từ hoạt động CVTD của SGD1 đạt 5 tỷ VND , chiếm 4,1 % trong Tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay; Sang năm 2006, Lợi nhuận từ CVTD đã đạt 7,7 tỷ VND,tăng thêm 2,7 tỷ VND so với năm

2005,chiếm 5% trong Tổng lợi nhuận từ hoạt động Cho vay . Đến năm 2007, mức lợi nhuận này tăng thêm 1,5 tỷ VND , đưa mức lợi nhuận này đạt mức 9,2 tỷ VND, chiếm 5,6% Tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay.

Ta thấy rằng , với tỷ trọng của Doanh số CVTD trong Tổng doanh số cho vay và tỷ trọng của Doanh số thu nợ CVTD trong tổng Doanh số thu nợ từ hoạt động cho vay là nhỏ nhưng đóng góp của lợi nhuận từ hoạt động CVTD vào Tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay lại rất đáng kể, điều đó cho thấy mức sinh lợi lớn của các khoản CVTD. Vì vậy,CVTD là một mảng tín dụng đầy tiềm năng và sức hấp dẫn đối với SGD1 nói riêng và các ngân hàng khác nói riêng, để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác thì SGD1 cần chú trọng hơn nữa đến công tác đầu tư,phát triển hoạt động CVTD tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w