Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 76 - 77)

B- Nhiêm vụ cụ thể:

3.3.5: Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng.

Ngân hàng muốn tăng thị phần của mình trong một thị trường đầy tiềm năng thì sau khi nắm bắt nhu cầu của khách hàng ,ngân hàng sẽ tạo ra những sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu đó, sau đó ngân hàng sẽ có những biện pháp nhằm tiếp cận với khách hàng, nghĩa là ngân hàng phải giới thiệu được các sản phẩm của mình đến với khách hàng và cho khách hàng thấy được ngân hàng có thể đáp ứng thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất .

Hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân là rất lớn, nhưng số lượng khách hàng tiếp cận ngân hàng để vay vốn chưa nhiều. Lý do là vì ít khách hàng biết về ngân hàng hay không biết đến những sản phẩm mà ngân hàng cung cấp .Họ cũng ngại khi phải tiến hành các những thủ tục quá rườm rà,

phức tạp. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng cho mình một chiến lược quảng bá- tiếp thị phù hợp nhằm làm cho khách hàng hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn về ngân hàng và các sản phẩm của ngân hàng. Việc tiến hành chiến lược quảng bá - tiếp thị sẽ tạo ra hiệu quả tích cực, giúp cho ngân hàng có thể mở rộng được phạm vi hoạt động của mình, mang lại nguồn thu nhập cao hơn. Chính sách khuyếch trương, quảng bá không chỉ là một chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn. Để tiết kiệm chi phí, đồng thời tiến hành hoạt động tiếp thị, quảng bá có hiệu quả nhất thì CBTD nên tiếp cận trực tiếp với đối tượng vay vốn. CBTD có thể tiếp cận trực tiếp với các cơ quan, công ty và thông qua ban lãnh đạo, đoàn thể công đoàn để giới thiệu về ngân hàng, các sản phẩm ngân hàng , trong đó có các sản phẩm CVTD.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w