b. Dư nợ cho vay đối với DNVVN
2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
+ DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm qua đã tăng mạnh về số lượng nhưng quy mô hoạt động còn nhỏ bé, vốn ít, khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp.
+ DNVVN thành lập nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, các lĩnh vực khác rất ít do đó khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động thấp, tác động đến quá trình thẩm định, xem xét quyết định cho vay của NHNo Quảng Bình.
góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp. Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp không có tài sản.
+ Trình độ quản lý, quản trị kinh doanh thấp, công tác tổ chức hạch toán kế toán chưa chấp hành nghiêm chỉnh. Nhiều DNVVN không có sổ sách kế toán mà chỉ dừng ở mức là "sổ nợ" hoặc có nhưng ghi chép lộn xộn, trình độ của người làm công tác kế toán ở các doanh nghiệp còn thấp; ngoài ra việc lập các dự án, phương án sản xuất kinh doanh còn lúng túng, ít khả thi và thiếu tính thuyết phục để NHNo đầu tư cho vay thực hiện dự án.
+ Các DNVVN tư nhân, Công ty TNHH khi đăng ký kinh doanh một đằng nhưng trên thực tế lại không thực hiện đúng như trên giấy đăng ký kinh doanh. Một số doanh nghiệp có tình trạng làm ăn không ổn định gây khó khăn cho ngân hàng.
+ Nhiều doanh nghiệp không muốn vay ngân hàng vì như vậy sẽ khó trốn nghĩa vụ nộp thuế.
- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Quảng Bình
+ Nguồn vốn huy động của NHNo Quảng Bình cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến chủ trương, kết quả cho vay đối với DNVVN chưa dược mở rộng. Với cơ chế hiện nay của NHNo Việt Nam, tăng trưởng dư nợ phải tương ứng với nguồn vốn huy động đạt được tại mọi thời điểm, với chủ trương nhằm tăng trưởng tín dụng nói chung DNVVN nói riêng khó có thể thực hiện được.
+ NHNo Quảng Bình chưa thành lập bộ phận chuyên trách hoặc phòng tín dụng DNVVN chịu trách nhiệm từ việc nghiên cứu sản phẩm đến việc cung cấp tín dụng và quản lý các khoản vay.
khách hàng, xâm lấn thị trường của các đối thủ cạnh tranh cũng là nguyên nhân làm cho tín dụng DNVVN chưa tăng.
+ Về quy trình và thủ tục cho vay: Quy trình và thủ tục cho vay của NHNo Quảng Bình hiện nay chưa phù hợp với nhu cầu của DNVVN. Hầu hết các NHNo đang áp dụng quy trình cho vay doanh nghiệp lớn để cho vay DNVVN nên không phù hợp với điều kiện vay vốn của họ. Vì vậy, cải tiến quy trình và thủ tục cho vay sẽ tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận được với vốn của ngân hàng.
Về công tác huy động vốn
+ Tuy có mạng lưới rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh nhưng công tác tuyên truyền, vận động chưa được bài bản, chủ yếu là niêm yết lãi suất tại công sở. Nhiều trung tâm buôn bán, các vùng dân cư tập trung còn ít thông tin về các sản phẩm tiền gửi, lãi suất huy động của NHNo.
+ Công tác Marketing giới thiệu sản phẩm tiền gửi còn hạn chế, việc quảng bá thương hiệu, hình ảnh của NHNo anh hùng lao động thời kỳ đổi mới chưa được coi trọng.
+ Sự điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi còn thiếu linh hoạt so với một số tổ chức tín dụng khác. Do vậy, có những thời điểm nhiều khách hàng rút tiền tiết kiệm từ NHNo sang gửi tại các ngân hàng khác có lãi suất tiền gửi cao hơn. Chưa có chính sách cụ thể khuyến khích các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn, có chăng thì chỉ áp dụng với một vài đơn vị lớn như: Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, Trung tâm viễn thông…
Về công tác tín dụng
+ Để đơn giản, giảm thiểu tối đa rủi ro trong lĩnh vực tín dụng, nhiều quy định
tăng dư nợ hay giảm dư nợ… Nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng vì trong hoàn cảnh hầu hết các DN không có tài sản đảm bảo, vốn tự có thiếu nên NHNo không thể cung cấp tín dụng được.
+ Việc tiếp cận tìm hiểu, đầu tư của các cán bộ tín dụng còn hạn chế, khách hàng đa số vẫn tự tìm đến NHNo. Do vậy, vẫn có nhiều khách hàng có nhiều dự án tốt tìm đến các ngân hàng khác. NHNo Quảng Bình chưa thực sự có chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả.
+ Lãi suất cho vay của NHNo Quảng Bình chưa linh hoạt khi có biến động về lãi suất, muốn áp dụng lãi suất cạnh tranh phải lập hồ sơ trình Tổng giám đốc phê duyệt do vậy thời gian giải ngân sẽ chậm lại, lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng. Nhìn chung cạnh tranh về lãi suất còn hạn chế, đây là điều quan tâm nhất của khách hàng nhưng lại là hạn chế của NHNo nên khó có thể mở rộng thị phần tín dụng.
+ Quan hệ trao đổi thông tin giữa NHNo - Doanh nghiệp chưa được khai thác hiệu quả để phục vụ cho quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng. Trong đó, quan hệ giao dịch thanh toán với NHNo của các DNVVN còn thấp, nhiều doanh nghiệp không mở tài khoản thanh toán ở NHNo hoặc thanh toán với nhau bằng tiền mặt không qua NHNo, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình triển khai một số dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Đồng thời ảnh hưởng đến việc tiếp cận, nắm bắt thông tin doanh nghiệp, đến quá trình mở rộng và phát triển quan hệ NHNo - Khách hàng.
+ Cạnh tranh trong kinh doanh là một tất yếu đối với bất kỳ một lĩnh vực nào, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng bằng việc hạ thấp điều kiện vay, tranh giành khách hàng bằng hình
trưởng tín dụng của NHNo.
+ Về đội ngũ cán bộ tín dụng: Hầu hết đã được đào tạo cơ bản, tuy nhiên chưa được đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu mới. Đặc biệt là việc triển khai các nghiệp vụ mới như: Nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng có yếu tố nước ngoài… đang còn nhiều hạn chế.