Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 1 Những kết quả Chi nhánh đã đạt được trong động huy động vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 29 - 34)

2.3.1. Những kết quả Chi nhánh đã đạt được trong động huy động vốn.

Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực không ngừng, tổng nguồn vốn của Chi nhánh liên tục tăng cao. Mặc dù là một Chi nhánh mới được thành lập chưa lâu, nhưng hiện nay Chi nhánh là một trong năm Chi nhánh có nguồn vốn lớn nhất trong hệ thống NHNo. Tình hình HĐV cụ thể như sau:

Bảng 6: Tổng nguồn vốn của Chi nhánh từ năm 2003 - 2007

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng nguồn vốn 2550 3784 4439 7953 8320

NV huy động tại ĐP 2116 3351 4008 5767 6134

Huy động trái phiếu TW 434 433 431 2186 2186

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2003 - 2007)

Biểu đồ một số chỉ tiêu về nguồn vốn

Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2003 Tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 2550 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là là 1415 tỷ đồng với tốc độ tăng 224%, đạt 185 % kế hoạch đề ra. Năm 2004, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 3784 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2003 là 1234 tỷ đồng, với tốc độ tăng là 48,4%, cao hơn so với mức tăng trưởng chung của toàn NHNo (23,5%) và bình quân của các NHTm trên địa bàn.

Năm2005 là năm Chi nhánh thay đổi về cơ chế điều hành kinh doanh, là năm thực sự triệt để chủ trương giảm mạnh tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tuy nhiên Chi

nhánh vẫn hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của NHTW giao, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức độ cao. Tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 4439 tỷ đồng, tăng 655 tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng là 17,3%, vươn lên vị trí thứ 8 các NHNo co nguồn vốn cao nhất. Đặc biệt, mức vốn huy động bình quân trên một cán bộ đạt 37 tỷ đồng/người, được xếp vào 1 trong 5 NHNo có số bình quân vốn trên đầu cán bộ cao nhất của hệ thống.

Năm 2006 là năm thắng lợi vượt bậc của Chi nhánh cả về tốc dộ tăng trưởng, quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Tổng nguồn vốn đạt 7953 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 3514 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 79%, vượt 5% so với kế hoạch Trụ sở chính giao cho. Đây là năm có tốc độ tăng cao nhất, số lượng tăng nhiều nhất kể từ khi Chi nhánh được thành lập.

Năm 2007 tiếp tục là năm mà Chi nhánh Nam Hà Nội hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Tổng nguồn vốn đạt 8320 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2006, vượt 24% so với kế hoạch đề ra.

2.1.1. Theo kỳ hạn.

Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng nguồn vốn 2550 3784 4439 7953 8320

TG KHH 422 720 906 1189 1238

TG có KH < 12 tháng 640 1445 1364 1489 1591

TG có KH > 12 tháng 1488 1619 2169 5275 5491

Tỷ trọng vốn trung dài hạn 75% 62% 69% 81% 81%

Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Năm 2003, so với thời điểm đầu năm thì tất cả các loại nguồn vốn ở các kỳ hạn đều tăng. Trong đó nguồn vốn KHH tăng cả về giá trị tuyệt đối và cả tỷ trọng với tốc độ tăng gấp 2 lần, tập trung chủ yếu vào TG KHH của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng. Do vậy, chất lượng nguồn vốn có chiều hướng tăng lên do lãi suất bình quân đầu vào giảm.

Năm 2004, nguồn vốn KHH chiếm tỷ trọng là 19%; nguồn vốn có KH dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 38%, là nguồn tăng nhanh nhất trong năm (hơn gấp 2 lần); nguồn vốn có KH trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 43% nhưng có tốc độ tăng chậm lại, điều đó phản ánh sự phát triển chưa ổn định của nền kinh tế xã hội.

Năm 2005, nguồn vốn KKH đạt 906 tỷ đồng, tăng 186 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng là 26%; Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 1364 tỷ đồng giảm 81 tỷ đồng; Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 550 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 34%, chiếm tỷ trọng 49% tổng nguồn vốn.Như vậy cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh đã có thay đổi đáng kể, nguồn vốn trung và dài hạn tăng nhanh.

Năm 2006, nguồn vốn đều tăng ở tất cả các kỳ hạn. Trong đó đáng chú ý là nguốn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, tăng 3106 tỷ đồng, tốc độ tăng là 243% so với năm 2005. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn chiếm 81% trong tổng nguồn vốn.Qua đó có thể thây cơ cấu nguồn vốn Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã thay đổi theo chiều hướng ổn định hơn.

Năm 2007, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh thay đổi không đáng kể so với năm 2006, nguồn vốn trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn (chiếm tỷ trọng 81%, không thay đổi so với năm 2006).

2.1.2. Theo tính chất nguồn huy động.

Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn huy động

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng nguồn vốn 2550 3784 4439 7953 8320

Tiền gửi dân cư 955 1121 1389 4226 4183

Tiền gửi Tổ chức kinh tế 765 1439 2498 2903 3565

Tiền gửi Tổ chức tín dụng 830 1224 552 824 572

(Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 - 2007)

Năm 2003, tính chất nguồn vốn của Chi nhánh có những xu hướng biến động mạnh mẽ theo chiều hướng khá tích cực. Tỷ trọng tiền gửi dân cư đã tăng lên và đưa dần vào thế ổn định. Bên cạnh đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng đã tăng dần lên cùng với tiền gửi của dân cư đã chiếm một tỷ trọng khá ưu thế trong cơ cấu nguồn của Chi nhánh. Đạt đươc kết quả là do sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, các phòng chức năng và toàn thể CBCNV của Chi nhánh.

Năm 2004 tiền gửi của các thành phần đều tăng, trong đó tiền gửi cảu tổ chức dân cư đạt 1121 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 30% tổng nguồn, so với kế hoạch mà TW giao là 40% tổng nguồn thì tỷ trọng nguồn vốn dân cư của Chi nhánh chưa đạt yêu cầu. Nguồn vốn từ TG TCTD đầu năm có xu hướng giảm,nhưng do chỉ đạo của Tổng Giám đốc để giải quyết khó khăn nên Chi nhánh đã tích cực huy động vốn từ các TCTD, do đó cuối năm đạt 1224 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng32%.

Năm 2005, nguồn vốn từ TG TCKT có sự tăng rất cao (tăng 1059tỷ đồng), tốc dộ tăng là 74%. Đó là kết quả của tăng cương huy động nguồn vốn của các tổ chức kinh tế có nguồn vốn lớn như Quỹ hỗ trợ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Tài chính tàu thuỷ, Khối Bưu chính viễn thông và các Dự án đầu tư có vốn nước ngoài. Nguồn vốn này tăng nhanh tuy nhiên tính chất ổn định không cao.

Năm 2006, trong khi nguồn vốn huy động tư dân cư có sự tăng nhanh vượt mức kế hoạch mà TSC giao cho, nguồn vốn của TCKT cũng có xu hướng tăng tuy nhiên tỷ trọng có xu hướng giảm so với năm trước, thì nguồn vốn huy động từ TG TCTD giảm cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Qua đó có thể thấy tính chất ổn định cao hơn so với năm trước, điều đó dẫn đến mặt bằng lãi suất đầu vào cũng cao hơn năm trước.

Năm 2007, thực hiện chủ trưong của Trụ sở chính về việc giảm dần TG của các TCTD, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã nghiêm chỉnh chấp hành. Đến ngày 31/12/2007 TG TCTD là 572 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7% tỏng nguồn và giảm 252 tỷ đồng so với năm 2006. TG TCKT có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2006 mặc dù trong năm 2007 TSC có chủ trưong giảm TG Tổ chức tài chính, công ty chứng khoàn và

Công ty Bảo hiểm. Đến ngày 31/12/2007 TG TCKT là 3565 tỷ đồng, tăng 662 tỷ đồng với tốc độ tăng 23% so với năm 2006. Tiền gửi dân cư có xu hướng giảm so với năm trước. Năm 2007 tiền gửi dân cư đạt 4183 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% tổng nguồn và bằng 99% năm 2006. Nguyên nhân là do sự phát triển của TTCK nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư gặp nhiều khó khăn.

2.1.3. Theo loại tiền.

Bảng 9: Tổng nguồn vốn theo loại tiền huy động

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng nguồn vốn 2550 3784 4439 7953 8320

Nguồn vốn nội tệ 2107 3061 3600 7373 7748

Nguồn vốn ngoại tệ 443 723 839 580 572

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh từ năm 2003 – 2007)

Nguồn vốn nội tệ tăng nhanh qua mỗi năm. Nếu như năm 2003, nguồn vốn nội tệ mới đạt 2107 tỷ đồng thì đến năm 2007 là 7748 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần. Trong khi đó, nguồn vốn ngoại tệ sau một thời gian tăng thì trong năm 2006 và 2007 có sự giảm rõ ràng. Nguyên nhân là do chủ trương của TSC là giảm nguồn tiền gủi từ các TCTD, chính vì vậy làm cho nguồn ngoại tệ giảm nhanh chóng.

2.3.2. Hạn chế.

Công tác HĐV còn có lúc không chủ động, chưa có biện pháp thiết thực để đấy nhanh tốc độ tiền gửi của dân cư, tỷ trọng vốn tổ chức tín dụng trong những năm trước còn cao, trong khi tiền gửi của các tổ chức dân cư chưa tương xứng với vị thế của Chi nhánh. Qua đó Chi nhánh cần tăng cường hạot động Marketing, quảng cáo tại các địa bàn dân cư để thu hút sự quan tâm của người dân.

Lãi suất tiền gửi của Chi nhánh không thật sự hấp dẫn đối với người dân so với các NHTM cổ phần trên địa bàn khác. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì Chi nhánh thuộc NHTM Nhà nước nên cơ chế chính sách không được thông thoáng như các NHTM Cổ phần. Mặt khác các NHTM có lãi suất cao vì mức độ rủi ro tại các ngân hàng này coa

hơn so với hệ thống các NHTM Nhà nước. Đây là một điều thuận lợi để Chi nhánh khai thác và phát huy nhằm nâng cao khả năng HĐV.

Cơ sở vật chất của mạng lưới giao dịch chưa tương xứng với tên tuổi của Chi nhánh, nhiều phòng giao dịch còn phải đi thuê, không có điều kiện xây dựng kho tiền, cải tạo khang trang, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạtt động HĐV của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w