Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 48 - 51)

Đối với NHNo&PTNT Việt Nam, để tăng cường hoạt động HĐV tại các Chi nhánh thì cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo hoạt động của các Chi nhánh, đồng thời thực hiện một số việc cụ thể sau đây:

- Xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn một cách cụ thể đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động HĐV nói riêng của toàn hệ thống. Qua đó các chi nhánh có thể chủ động trong việc triển khai công tác kinh doanh của mình.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để các Chi nhánh có thể nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Việc đàu tư xây dựng nâng cấp phần mềm quản lý phù hợp với đặc thù ngành ngân hàng đang là vấn đề bức xúc hiện nay đối với nhiều Chi nhánh.

- Tăng cường nhân sự cho các Chi nhánh do tốc độ tăng trưởng trong các hoạt động kinh doanh cộng với sự gia tăng các nhiệm vụ của Chi nhánh đối với hệ thống, khối lượng công việc mà Chi nhánh phải giải quyết ngày càng có nhiều và trở nên quá tải đối với đội ngũ CBCNV. Việc tăng cường nhân sự đi đôi với nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBCNV là điều hết sức cấp thiết.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước..

NHNN là cơ quan quản lý điều hành hệ thống NHTM, đinh hướng hạot động cho các NHTM trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đồng thời có tầm quan trọng đối vơis hoạt động HĐV của các NHTM. Trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục thực hiện một số nội dung sau nhằm hỗ trợ cho các NHTM:

- Tiếp tục kiềm chế lạm phát ở mức độ nhất định, ổn định giá trị đồng nội tệ. Điều này có tác dụng thu hút tiền gửi của dân cư vào ngân hàng, tránh việc tích trữ vàng, ngoại tệ và đầu tư vào hoạt động bất động sản; mặt khác có tác dụng giảm áp lực tăng lãi suất. Khi đó Ngân hàng vừa thu hút được tiền nhàn rỗi trong dânc ư, vừa có thể cho vay. Nếu tăng lãi suất để huy động vốn thì cácc ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay, vần đề này sẽ ngày càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp thiếu vốn, xảy ra tình trạng các

ngân hàng thừa vốn trong khi các doanh nghiệp rất cần vốn nhưng không thể vay vì lãi suất quá cao.

- Tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất chính thức (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản, lãi suất thị trường mở), trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường và phù hợp với việc điều hành chính sách tiền tệ.

- Tạo chuẩn mực chung trong hệ thống ngân hàng như hệ thống điện tử, hệ thống thanh toán..làm cơ sở pháp lý đinh hướng cho các ngân hàng hoạt động. Ban hành quy chế phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điẹn tử như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… nhằm giúp cho các NHTM nhanh chóng triển khai các dịch vụ có hiệu quả.

- Mở rộng quyền tự chủ cho các ngân hàng, cho phép các NHTM đươc phép thực hiện việc mua bán các loại giấy tờ có giá. Đồng thời đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở mở rộng các loại hàng hoá giao dịch trên thị trường nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có quy mô vốn có thể tham gia nghiệp cụ thị trường mở.

- Hỗ trợ về mặt tài chính cho các NHTM trong việc đổi mới công nghệ ngân hàng thông qua hình thức cho vay ưu đãi đồng thời tăng thêm vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước.

Sau một thời gian hoạt động, tính từ ngày thành lập đến nay, trải qua 7 năm họat động, với sự nỗ lực không ngừng của Ban Giám đốc cũng như của toàn thể CBCNV, Chi nhánh đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Để hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng phát triển và vị thế của Chi nhánh ngày càng cao đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ Chi nhánh cũng như một chiến lược phát triển hợp lý của Ban lãnh đạo Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w