0
Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Thực trạng sử dụng Séc

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG HÀ NỘI (Trang 62 -65 )

II Các chỉ tiêu phục vụ quản trị điều hành

3. Uỷ nhiệm thu 4 Thư T.D

4.3.2.2. Thực trạng sử dụng Séc

Hiện nay, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội chỉ sử dụng một loại Séc đó là: Séc chuyển khoản. Như ta đã biết Séc là một trong những phương tiện TTKDTM rất hữu ích, mặc dù Séc đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, song đối với Việt Nam, việc thanh toán bằng Séc được sử dụng rất hạn chế. Tuy nhiên, từ sau NĐ30/CP ban hành quyết định về phát hành và sử dụng Séc và thông tư 07/CP hướng dẫn thi hành NĐ30/CP, một mẫu Séc áp dụng chung cho các pháp nhân và cá nhân. Ngày 10/12/2003 Chính phủ ban hành Nghị định 159/CP/2003/NHNN về cung ứng và sử dụng Séc thay thế cho nghị 30/CP trước đây, vẫn quy định cho phép các ngân

hàng và tổ chức in ấn Séc để cung ứng cho khách hàng của mình nhưng vẫn phải đảm bảo các yếu tố cho tờ Séc đúng theo mẫu quy định chung. Thông tư 05 thay thế cho thông tư số 07. Séc đó có thể được chuyển nhượng. Do vậy, tốc độ thanh toán Séc dần trở thành phổ biến trong các giao dịch thanh toán, phần nào làm tăng khối lượng TTKDTM trong tổng số thanh toán chung của ngân hàng.

Tuy nhiên, qua số liệu bảng phân tích tình hình sử dụng Séc tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội cho thấy doanh số hoạt động của các năm 2005, 2006, 2007 là rất thấp cụ thể:

Trong năm 2005 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội thanh toán bằng Séc chuyển khoản với hai món với tổng số TTKDTM.

Năm 2006 thanh toán bằng Séc chuyển khoản chỉ có 1 món với tổng số tiền là 54 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,002% trong tổng doanh số TTKDTM.

Năm 2007 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội không sử dụng Séc chuyển khoản.

Với những con số trên ta có thể nhận xét rằng tình hình thanh toán bằng Séc chuyển khoản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội là thấp. Năm 2003 so với năm 2002 thanh toán bằng Séc chuyển khoản có sự giảm sút về số món thanh toán lẫn tỷ trọng thanh toán và có chiều hướng giảm đi qua các năm tổng thanh toán không dùng tiền mặt. Mặc dù việc thanh toán bằng Séc giảm đi nhưng Séc luôn đứng vị trí thứ 2 về doanh số cũng như về số món thanh toán nhưng thực tế mỗi món của Séc chuyển khoản chỉ là số tiền nhỏ các đơn vị chỉ dùng Séc chuyển khoản để trả tiền dịch vụ như: Tiền điện, tiền nước, cước phí bưu điện… còn những món tiền lớn chủ yếu khách hàng thanh toán bằng UNC. Việc phát hành Séc chuyển khoản dễ bị lợi dụng nên phải tuân theo nguyên tắc. Việc phát hành Séc chuyển khoản dễ bị lợi dung nên phải tuân theo nguyên tắc ghi “Nợ” trước cho đơn vị trả tiền và ghi “Có” sau cho đơn vị thụ hưởng. Trong trường hợp bên mua nếu phát hành qua số dư sẽ bị ngân hàng sử phạt theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên trong những năm qua tại

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội chưa xảy ra trường hợp nào Séc phát hành qua số dư hay vi phạm kỷ luật thanh toán .

Qua sự phân tích ở trên ta thấy việc thanh toán bằng Séc chưa được các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và dân cư chấp nhận sử dụng. Nó chưa trở thành công cụ thanh toán phổ biến thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của dân cư. Vì vậy, năm 2005 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội đã không sử dụng thanh toán bằng Séc chuyển khoản vì khách hàng có mức thu nhập của đại bộ phận người dân thấp. Mặt khách khách hàng có thể lợi dung để phát hành Séc không hoặc phát hành qua số dư chiếm dụng vốn hợp lý.

Như vậy, đẩy mạnh thanh toán Séc trong công tác TTKDTM. Ngân hàng phải có những quy định, giúp cho việc kiểm soát được dễ dàng, đảm bảo an toàn tài sản khâu thanh toán.

* Séc bảo chi

Trong các công cụ thanh toán Séc thì Séc bảo chi có ưu thế và an toàn hơn tất cả các loại Séc khác nhưng trên thực tế trong thời gian qua tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội không được sử dụng do phải lưu ký một số tiền vào tài khoản Séc bảo chi nên thủ tục Séc rườm rà và người phát hành Séc dễ bị ứ đọng vốn, có thể xảy ra tình trạng ký hiệu mật vì do người mua không biết chữ ký của ngân hàng bảo chi Séc…

Qua bảng ch thấy tình hình thanh toán Séc bảo chi tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội chưa được sử dụng bởi vì do phạm vi thanh toán của Séc còn bị bó hẹp. Chỉ đơn cử trong trường hợp thanh toán khác hệ thống, giả sử khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng thu hộ sau đó nộp tờ Séc vào ngân hàng thu hộ nhưng ngân hàng này lại không được tham gia thanh toán bù trừ theo quy định tờ Séc cũng không được thanh toán vì vi phạm thanh toán Séc không đúng, lúc này xử lý rất phức tạp. Vì vậy, chỉ có các đơn vị có tài khoản ở NHNN tham gia thanh toán bù trừ mới thực hiện thanh toán với

nhau bằng Séc được. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản vf thực hiện thanh toán Séc qua ngân hàng chưa được ngân hàng quan tâm đúng mực. Mặt khác, họ cảm thấy không yên tam khi nhận Séc vì họ không được đảm bảo một cách chắc chắn là khi nộp Séc vào ngân hàng, họ sẽ được thanh toán theo đúng số tiền ghi trên Séc. Chính vì lẽ đó đa số ngừoi thụ hưởng thấy rằng trong quan hệ mua bán cung ứng dịch vụ việc nhận tiền mặt sẽ chắc chắn hơn và như vậy làm cho Séc khó đi vào cuộc sống.

Vì vậy để công tác thanh toán bằng Séc bảo chi cũng như Séc chuyển khoản được phát triển nhiều hơn, tốt hơn, ngân hàng cần có biện pháp phù hợp để khuyến khích khách hàng sử dụng Séc được thuận tiện hơn, thu hút được khách hàng, từ đó tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG HÀ NỘI (Trang 62 -65 )

×