- Tiền gửi không kỳ hạn 498.335 443.585 577.780 14 134.195 30,3 Tiền gửi có kỳ hạn
1.2.4- Nâng cao năng lực thẩm định dự án vay:
Là yếu tố quyết định đến sự an toàn của khoản tiền vay và chỉ thông qua thẩm định dự án vay vốn, Ngân hàng thương mại mới đánh giá được khả năng thực hiện của dự án xin vay và nguồn trang trải nợ của khách hàng
trên cơ sở đó Ngân hàng quyết định cho vay hay không cho vay. Vì vậy khi thẩm định dự án vay vốn cần thẩm định trên các phương diện sau:
- Tính pháp lý của dự án: Mục đích đầu tư dự án phải phù hợp với mục
đích hoạt động của doanh nghiệp đồng thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế địa phương. Nếu vay trung và dài hạn thì mục đích đầu tư và dự án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tính khả thi của dự án: Đánh giá khả năng cung cấp nguyên, nhiên
vật liệu, nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện tại và khả năng trong tương lai, giá thành sản phẩm, hiệu quả của dự án. Cần dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận để biét muốn thu được 1 đồng lợi nhuận phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí đem so sánh với lãi suất tiền vay Ngân hàng và tỷ suất này phải lớn hơn lãi suất tiền vay, và luôn quan tâm đến vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án.
Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn cần phải phân định trách nhiệm rõ ràng, nâng cao trách nhiệm trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay. Đối với các dự án lớn, phức tạp có thể thuê chuyên gia thẩm định.
Thực tế cho thấy, một khoản vay có thể chuyển thành khoản nợ khó đòi ngay sau khi dự án kinh doanh được thẩm định và xét duyệt, nếu cán bộ tín dụng năng lực yếu kém, cấp trên buông lỏng kiểm tra. Ngân hàng thương mại không chỉ đóng vai trò là người thẩm định mà còn là người tư vấn cho doanh nghiệp. Do vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng không những am hiểu về nghiệp vụ thẩm định dự án mà còn hiểu về thị trường và ngành nghề mình đầu tư.