X 100% Luỹ kế số hộ thoát nghèo lớn, cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu
b. Đối với ngân hàng
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộ
Nghệ An những năm đổi mới, kinh tế có bước phát triển khá, tốc độ GDP bình quân hàng năm đạt từ 9-10% (năm 2006 đạt 10,2%, năm 2007 đạt 10,5%). Cơ cấu kinh tế năm 2007 chuyển dịch đúng hướng: Nông nghiệp 33,09% xuống 31,03%, công nghiệp xây dựng 30,34% lên 32,01%, dịch vụ 36,57% lên 36,96%; sản lượng lương thực nông nghiệp cả năm đạt 1,053 triệu tấn/kế hoạch 1 triệu tấn, giảm 7,9% so với cùng kỳ. Một số cây công nghiệp như lạc, sắn, mía, chè, ngô tăng về năng suất và sản lượng. Lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục tăng so với năm 2006. Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt 5.710 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ/kế hoạch 17-18%. Các ngành dịch vụ: Ngành thương mại đã xây dựng chương trình hành động sau hội nhập kinh tế quốc tế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cả năm 2007 đạt 12.405 tỷ đồng, tăng 18,37%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,8% so với tháng 12/2006; kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 195 triệu USD, tăng 34,15% so với cùng kỳ; ngành du lịch doanh thu đạt 540 tỷ đồng, tăng 28,7%. Ngân hàng: Tổng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại đạt 12.850 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cuối năm 2006. Tổng dư nợ đạt 13.450 tỷ đồng, tăng 22,2%; trong đó, dư nợ trung, dài hạn tăng 29,4%. Nợ xấu 525 tỷ đồng, chiếm 3,9% trong tổng dư nợ, nợ xấu giảm so với đầu năm 107 tỷ đồng… Đời sống và thu
nhập của đại bộ phận nhân dân được tăng lên, kết cấu hạ tầng ngày càng được nâng cấp, đổi mới, bộ mặt nông thôn được thay đổi theo hướng tiến bộ hơn.
Theo số liệu thống kê đến 31/12/2006, dân số của Nghệ An có 3.082.335 người, mật độ dân số trung bình là 187 người/km2; trong đó, nam 1.513.890 người, chiếm 49,11% dân số; nữ 1.568.445 người, chiếm 50,89% dân số. Khu vực thành thị có 342.035 người, chiếm 11,1% dân số. Nông thôn 2.740.330 người, chiếm 88,9% dân số. Lực lượng lao động là 1.488.000 người, chiếm gần 48,3% dân số; trong đó, lao động có việc làm thường xuyên là 1.403.184 người, chiếm 45,52% so với tổng số lao động. Tổng số hộ toàn tỉnh là 672.162 hộ; trong đó, khu vực thành thị có 78.763 hộ, nông thôn có 593.399 hộ, tổng số hộ dân tộc thiểu số 75.622 hộ; trong đó, có 49.221 hộ nghèo. Đến ngày 31/12/2007 dân số Nghệ An là 3.102.000 người; lao động có việc làm thường xuyên là 1.435.064 người, chiếm 46,3% dân số; số người có việc làm mới trong năm là 32.200 người. Trình độ dân trí được nâng lên hàng năm, nhân dân có bản chất cần cù, chịu khó và nhiệt tình cách mạng.
Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng:
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và tăng trưởng chưa vững chắc, hiệu quả đầu tư thấp, số lượng sản phẩm hàng hoá còn bé, tính cạnh tranh thấp.
- Nguồn thu ngân sách còn thấp và tăng chậm; nhu cầu chi ngân sách ngày càng lớn; khả năng cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn còn rất khó khăn.
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật tuy đã được cải thiện nhiều, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Các vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc, trình độ lao động chưa đáp ứng. Đời sống nhân dân vẫn ở dưới mức trung bình của cả nước, miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Mức thu nhập bình quân đầu người của Nghệ An năm 2007 là 7.470.000 đồng, bằng 60% so với thu nhập bình quân
đầu người của cả nước (thu nhập bình quân của cả nước là 835 USD, tương đương 13.360.000 đồng).
- Việc bình xét hộ nghèo tại các địa phương thiếu chính xác, chưa bám vào các tiêu chí đề ra theo quyết định số170/2005/QĐ-TTg, ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng trong giai đoạn 2006- 2010 nên tại các địa phương số hộ nghèo thực tế lớn hơn nhiều so với hộ nghèo có tên trong danh sách qua các năm.
- Việc đánh giá số hộ thoát nghèo qua các năm chưa chính xác.
- Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 24- 270C, vào mùa hè tại một số huyện miền núi cao như: Quỳ Châu, Tương Dương nhiệt độ có ngày lên đến 420, lượng mưa bình quân lớn so với cả nước, bình quân dao động từ 1.117-1.960mm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, thiên tai hạn hán thường xuyên xảy ra, hàng năm phải đón từ 10 cơn bão trở lên.