II Khu vực miền núi 300,645 46.462 23.114 49,
3.3.1.1. Điểm giao dịch tại xã
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi giao dịch với NHCSXH, hiện nay mọi giao dịch giữa khách hàng với NHCSXH đều được thực hiện tại điểm giao dịch của ngân hàng đặt tại xã; Đến 31/12/2007, NHCSXH Nghệ An có 389/393 điểm giao dịch tại xã, còn 4 xã lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ huyện Tương Dương thuộc diện phải di dời nên không có điểm giao dịch (mỗi xã, phường có khoảng cách từ trụ sở UBND xã đến phòng giao dịch cấp huyện, hoặc đến trụ sở NHCSXH tỉnh từ 3 km trở lên đều có một điểm giao dịch). Các điểm giao dịch đều được bố trí chủ yếu ở tại hội trường UBND xã; phía ngoài treo biển điểm giao dịch (có quy định ngày, giờ giao dịch); thông báo chính sách tín dụng; thông báo lãi suất; danh sách dư nợ các chương trình tín dụng; hòm thư góp ý; bên trong có nội quy giao dịch. Tuy nhiên, để có điều kiện phục vụ khách hàng một cách tốt nhất; trong thời gian tới NHCSXH tỉnh Nghệ An tiếp tục hoàn thiện điểm giao dịch tại xã, theo hướng:
- Đối với các xã có diện tích lớn, số hộ nhiều có 2 điểm giao dịch; các điểm giao dịch xa đường quốc lộ, tỉnh lộ phải có biển chỉ dẫn, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lần đầu đến làm việc tại điểm giao dịch. Mọi hoạt động như: Giải ngân, thu lãi, thu gốc, trả hoa hồng, phí ủy thác, thù lao cho cán bộ cấp xã thực hiện tại điểm giao dịch. Mọi chính sách mới về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đều phải được công khai kịp thời tại điểm giao dịch.
- Đối với phòng giao dịch cấp huyện phải tăng số cán bộ từ 08- 09 người như hiện nay, lên 12- 13 người/ huyện; tăng cán bộ tín dụng để trực giao dịch tại xã, mỗi ngân hàng huyện có 04 tổ giao dịch tại xã, số ngày trực tại điểm giao dịch tăng lên (mỗi điểm giao dịch tại xã trực 01 tháng/02 lần).