Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình (Trang 38 - 40)

Sự cạnh tranh giữa các NH trong việc huy động vốn là thực tế diễn ra trong những năm gần đây và có xu hướng ngày càng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, nguồn vốn của chinh nhánh vẫn liên tục tăng trưởng, là kết quả tổng hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ, phát triển sản phẩm và phong cách giao dịch văn minh của cán bộ NH. Dưới đây là bảng số liệu phản ánh tình hình biến động nguồn vốn huy động của chi nhánh trong 3 năm gần đây:

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Phân loại theo người gửi

TG của tổ chức kinh tế 2050 49.2% 1962 45.1% 2817 54.8%

TG của dân cư 2114 50.8% 2388 54.9% 2324 45.2% Phân loại theo loại tiền

Tiền gửi VND 3469 87.7% 3497 80.4% 4040 78.6%

Tiền gửi ngoại tệ 695 12.3% 853 19.6% 1101 21.4%

TỔNG CỘNG 4164 100.0% 4350 100.0% 5141 100%

(Nguồn: báo cáo tổng kết năm của CN NHCT BĐ 2005-2007)

Nguồn huy động của chi nhánh bao gồm: tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi từ dân cư. Số vốn huy động tăng dần qua các năm cho thấy khả năng huy động vốn của chi nhánh đạt hiệu quả tốt. Tốc độ tăng trưởng vốn: năm 2006 tăng 4.5% so với năm 2005, năm 2007 tăng 18.2% so với năm 2006. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã có những bước đột phá mạnh mẽ, mặc dù trong giai đoạn cuối 2007 diễn ra cuộc chạy đua lãi suất gay gắt giữa các NH. Thị trường chứng khoán phát triển kéo theo sự gia tăng số lượng tài khoản mà nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán khiến cho lượng tiền gửi thanh toán tại chi nhánh tăng cao.

Đối với TG từ tổ chức kinh tế, tuy năm 2006 giảm 4.3% so với năm 2005, tuy nhiên đến năm 2007 tổng TG huy động từ các tổ chức kinh tế tăng tới 43.6% . Điều đó chứng tỏ, chi nhánh không chỉ củng cố quan hệ với các KH truyền thống mà đã thu hút được nhiều KH mới. Nhờ việc đưa ra chế độ lãi suất hấp dẫn, các công cụ huy động linh hoạt và cung cấp các dịch vụ thanh toán hiện đại, chi nhánh đã huy động được lượng tiền gửi lớn từ phía các tổ chức kinh tế.

Bộ phận TG của dân cư: việc thực hiện cam kết về lãi suất trần của chi nhánh cũng như các NHTM Nhà nước khác đối với Hiệp hội NH đã hạn chế sức cạnh tranh của chi nhánh trong cuộc chạy đua về lãi suất huy động với các NH khác. Trong khi các NHTM cổ phần đua nhau nâng lãi suất để huy động TG từ mọi đối tượng trong nền kinh tế thì các NHTM Nhà nước bị ràng buộc bởi quy định về lãi suất trần. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đó chi nhánh vẫn duy trì được

tốc độ tăng trưởng huy động TG từ dân cư. Năm 2006 lượng TG huy động từ dân cư tăng 13%, năm 2007 giảm nhẹ 2.7% vẫn đạt mức cao là 2324 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn huy động, có thể nhận thấy sự thay đổi theo hướng: tỷ trọng TG của tổ chức kinh tế tăng trưởng mạnh, trong khi tỷ trọng TG của dân cư tăng nhẹ, giữ ở mức ổn định

TG dân cư đang có xu hướng chuyển dịch từ NHTM nhà nước sang khối NHTM cổ phần, do mức lãi suất cao mà các NHTM cổ phần đưa ra. Tuy nhiên chi nhánh vẫn giữ được mức phát triển đều đặn do có những lợi thế cạnh tranh nhất định, và lượng KH quen thuộc, tất nhiên chi nhánh vẫn cần quan tâm hơn nữa đến việc huy động vốn từ bộ phận này, bởi nguồn vốn từ dân cư có tiềm lực rất lớn và ngày càng quan trọng đối với các NH. Hơn nữa, phần lớn người dân vẫn còn tâm lý tin tưởng vào các NHTM nhà nước. Đó là yếu tố mà chi nhánh có thể tận dụng để tăng cường huy động vốn từ dân cư.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình (Trang 38 - 40)