Đánh giá tổng quan hoạt động đầu tư của ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 38 - 42)

- Rủi ro liên quan đến chủ đầu tư: rủi ro tài chính chủ đầu tư, rủi ro họat động, rủi ro tài sản đảm bảo, rủi ro quản lý

1.3.6. Đánh giá tổng quan hoạt động đầu tư của ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long.

1.3.6.1.Các kết quả đạt được

* Về hoạt động kinh doanh :

Bảng 2.1: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

Lợi nhuận trước thuế 41.305 95.264 200.006 ROA 1 % 1.06 % 1.21 % ROE 16.8 % 18.67 % 11.85 % Tổng thu nhập 234.269 963.936 1.084.065 Tổng chi phí 120.102 868.672 884.059 Các chỉ tiêu hoạt động Cuối năm Tổng tài sản 4.119.877 8.967.681 16.526.623 Tổng vốn huy động 2.075.58 3 5.268.617 9.813.515 Tổng dư nợ cho vay 2.203.698 5.255.206 9.111.234

Vốn chủ sở hữu và

các quỹ 277.927 592.787 1.189.931 Trong năm 2006. tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng MHB đạt 200.006 triệu đồng, bằng 209 % so với năm 2005. Trong 3 năm trở lại đây, ngân hàng MHB luôn là một trong những ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để đạt được kết quả trên, toàn hệ thống ngân hàng MHB đã chú trọng đến việc tìm kiếm các nguồn vốn chi phí thấp, mở rộng đối tượng khách hàng tín dụng an toàn, đa dạng hóa danh mục đầu tư và tối ưu hóa sử dụng nguồn vốn huy động

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thể hiện chi tiết trong phần trên, qua đó ta thấy được trong một số năm qua, ngân hàng MHB đã hoạt động tương đối hiệu quả. Với mức tăng trưởng tổng tài sản, tăng trưởng dư nợ cho vay và các chỉ tiêu lợi nhuận , chỉ tiêu hoạt động như đã thống kê, ngân hàng đã có sự tăng trưởng bền vững và có khả năng phát triển lớn trong tương lai

Công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn của ngân hàng được chia ra nhiều bộ phận với các bước khác nhau, luôn đảm bảo cho chất lượng thẩm định ở mức cao nhât. Theo đánh giá những kết quả đạt được trong những năm qua của ngân hàng MHB, ta thấy:

- Về Quy trình thẩm định: quy trình thẩm định của ngân hàng được phân cấp

một cách chi tiết từ trên xuống dưới, thống nhất chung cho toàn hệ thông MHB. Các phòng ban thực hiện thẩm định dự án với các đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, điều này giúp đảm bảo tính độc lập trong hoạt động riêng của các phòng ban nhưng vẫn đạt được hiệu quả chung, không xảy ra việc trùng lặp hoạt động . Thêm vào đó, quy trình thẩm định đã được quy định chi tiết và thống nhất trong Quy chế cho vay tín dụng của ngân hàng, tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện chính xác và có thể kiểm tra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhờ có quy trình thẩm định rõ ràng, cả khách hàng lẫn cán bộ tín dụng đều thực hiện tốt công việc của mình cho hồ sơ xin vay vốn được giải quyết một cách nhanh chóng.

- Về nội dung thẩm định: Ở ngân hàng MHB, nội dung thẩm định được tách

thành 3 khối nội dung chính, sau đó lại được cụ thể hóa thành các nội dung nhỏ, chi tiết cho 3 khối nội dung chính đó. Việc phân tách các nội dung cụ thể như trên giúp ngân hàng tận dụng nguồn nhân lực, trí lực triệt để hơn, khi các nội dung nhỏ có thể chia cho nhiều cá nhân cùng làm một lúc, rút ngắn thời gian thẩm định. Các cán bộ có hiểu biết khác nhau về các nội dung thẩm định có thể thực hiện thẩm định nội dung mình am hiểu, vừa đạt hiệu quả vừa có tính chuyên môn hóa cao. Nội dung thẩm định được bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn trong những năm qua, không những chỉ tập trung vào mảng phân tích tài chính mà còn chú ý nhiều khía cạnh khác nhau của dự án, đảm bảo cho việc cho vay vốn của ngân hàng đạt hiệu quả, giảm rủi ro trong việc

cho vay của ngân hàng đến mức thấp nhất. Có thể nói, công tác hoạt động tín dụng của ngân hàng được tốt nhờ rất lớn vào việc thẩm định các dự án này.

- Về phưong pháp thẩm định: Ngân hàng MHB đã thực hiện việc đa dạng hóa

các phương pháp thẩm định để đảm bảo tính chính xác cho quyết định cho vay vốn. Các phương pháp thường sử dụng trong công tác thẩm định đều đuợc ngân hàng đưa vào trong chủ trương và hướng dẫn thẩm định của mình. Cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng của ngân hàng đều được đào tạo kỹ về quy trình cũng như các phương pháp thẩm định trên.

- Về cán bộ thẩm định: Trong cơ cấu cán bộ của ngân hàng MHB hiện nay, bên

cạnh các cán bộ lâu năm nhiều kinh nghiệm, các cán bộ trẻ chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Họ hầu hết đều có kiến thức chuyên môn được đào tạo trong các trường đại học tốt thuộc khối kinh tế như Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Ngoại thương, Học viên Ngân hàng, Học viện Tài Chính.. cộng với sự nhiệt tình, năng động và ham học hỏi và dề tiếp thu, cho nên cán bộ đều công tác tốt. Sự kết hợp giữa các cán bộ trẻ năng động và các cán bộ nhiều kinh nghiệm là một sự kết hợp hoàn hảo khi họ có thể bổ sung cho nhau trong công tác của mỗi người. Thêm nữa, trong chủ trương hoạt động của ngân hàng MHB, nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho công tác thẩm định nói riêng luôn là mối quan tâm đặc biệt. ngân hàng đã đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo, giáo dục và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, cả thường kỳ lẫn đào tạo chuyên sâu cá nhân. Ngân hàng còn thành lập được một đội ngũ 73 giảng viên nội bộ giàu kinh nghiệm và nhiệt tình giảng dạy, thực hiện các dự án đào tạo cho cán bộ rất quy củ. Do đó, các cán bộ nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng ở một mức độ cao.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và thông tin phục vụ cho công tác thẩm định: 2

hàng quốc tế tập trung đầu tư phục vụ họat động.. . Hiện nay, công tác thẩm định hầu như không chỉ dựa vào luồng thông tin một chiều do khách hàng cung cấp, mà tất cả các thông tin ngân hàng cung câp đều được kiểm tra lại một cách chặt chẽ thông qua nhiều hệ thống khác nhau như tài liệu lưu trữ của hệ thống thanh toán liên ngân hàng CITAD, hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOLS cập nhật nghiệp vụ và thông tin cho ngân hàng. Không những thế , với mạng lưới khách hàng dầy đặc và đa dạnh trong nhiều lĩnh vực, ngân hàng có thể thu thập thông tin vô cùng hữu hiệu. Các chuyên viên phân tích rủi ro, các chuyên gia phân tích kinh tế các lĩnh vực có liên quan.. cũng là nguồn thu thông tin chất lượng cao,do vậy có thể nói,thông tin phục vụ cho công tác thẩm định của ngân hàng luôn được đảm bào.

Xét về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định , mỗi cán bộ thực hiện công tác đều được trang bị máy vi tính nối mạng để thu thập thông tin, một điện thoại cố định với số máy lẻ cá nhân riêng để tiện cho công tác hoạt động,tiếp nhận ,lưu trữ thông tin và giao dịch với khách hàng. Ngoài ra thì các thiết bị máy in ,máy FAX.. đều hiện đại và sử dụng tốt sẽ hỗ trợ tốt cho các cán bộ trong hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w