0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Phân tích tình hình của từng chỉ tiêu mặt hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2007 (Trang 64 -68 )

- Số lượt tàu ra vào cảng năm 2007: 1.420 lượt phương tiện so với cùng kỳ năm trước đạt 125% tăng 25%.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005-

4.4.2. Phân tích tình hình của từng chỉ tiêu mặt hàng.

Bảng 16: BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG THEO MẶT HÀNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2005 -2007.

ST T T

Mặt hàng

Chênh lệch năm 2006 so với năm 2005

Chênh lệch năm 2007 so với năm 2006 Số tuyệt đối (tấn) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (tấn) Số tương đối (%) 1 Lương thực -33.365 -31,54 39.940 55,14 2 Xi măng 52.602 64,27 -22.408 -16,67 3 Than đá -46.308 -35,39 -6.707 -7,93 4 Gỗ tràm xuất khẩu - - 130.000 - 5 Thạch cao 5.760 10,77 2.849 4,81 6 Phân bón 7.412 53,18 -21.350 -100,00 7 Gỗ 112.091 196,90 117.332 69,42

8 Container -816 -0,51 39.784 25,11 9 Đường -12.813 -78,94 -3.418 -100,00 10 Sắt thép 6.735 23,96 26.654 76,49 11 Bột mì -1.879 -23,93 1.454 24,34 12 Clinker -96.448 -66,77 -8.726 -18,18 13 Thức ăn gia súc 2.085 13,38 20.265 114,69 14 Đá, cát 3.165 14,61 246.551 992,76 15 Nhựa đường -3.345 -20,35 -737 -5,63 16 Hàng khác 1.269 4,71 -1.062 -3,76 Tổng cộng -3.855 -0,44 430.421 49,16

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa chiếm khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Năm 2005, cả nước xuất khẩu khoảng 4,9 triệu tấn gạo (theo tổng cục thống kê) như vậy đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu khoảng 4,41 triệu tấn gạo trong đó sản lượng gạo qua Cảng Cần Thơ đạt 105.802 tấn chiếm khoảng 2,4 % trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long. Chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong khi Cảng Cần Thơ là cảng lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Sản lượng lương thực năm 2006 đạt 68,46% giảm 31,54% so với năm 2005, số tuyệt đối giảm 33.365 tấn. Nguyên nhân là do sản lượng lương thực xuất ngoại và xuất nội đều giảm. Mặt khác do chia thị phần gạo với cảng lương thực Trà Nóc.

Sản lượng gạo của năm 2005, Việt Nam đã xuất khẩu được 4,9 triệu tấn gạo, nhưng vì để đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia do bão lụt làm mất mùa các tỉnh miền bắc và miền trung. Mặt khác, năm 2006 sản lượng lương thực cả nứơc đạt khoảng 36,2 triệu tấn tăng khoảng 400.000 tấn so với năm 2005. Năm 2006 là năm được mùa đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền trung, các tỉnh Tây Nguyên nhưng là năm khó khăn đối với các tỉnh miền nam do ảnh hưởng của rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Sản lượng lúa năm 2006 của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 18,45 triệu tấn, giảm gần 660.000 tấn so với năm 2005 (theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn), mà sản lượng lương thực của đồng bằng sông Cửu Long chiếm 90% sản lượng gạo xuất khẩu nên sản lượng gạo của đồng bằng sông Cửu Long giảm, từ những ảnh hưởng nêu trên đã làm ảnh hưởng giảm sản lượng gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long nên sản lượng lương thực thông qua cảng năm 2006 cũng giảm theo so với năm 2005.

Sản lượng lương thực năm 2007 đạt 155,14 % tăng 55,14 % so với sản lượng lương thực năm 2006, số tuyệt đối tăng 39.940 tấn. Nguyên nhân là do sản lượng lương thực xuất nội tăng tuy sản lượng lương thực xuất ngoại giảm nhưng sản lượng lương thực xuất nội tăng nhiều hơn nên sản lượng lương thực thông qua Cảng Cần Thơ năm 2007 tăng so với năm 2006.

Năm 2007 sản lượng gạo xuất khẩu cả nước đạt khoảng 4,37 triệu tấn (theo hiệp hội lương thực Việt Nam), đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 3,93 triệu tấn. sản lượng lương thực thông qua Cảng Cần Thơ đạt 112.377 tấn chiếm 3,11 % vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản lượng xuất khẩu nhưng tỷ lệ này đã tăng lên so với năm 2005 và năm 2006. Sản lượng lương thực năm 2007 tăng lên là do nhà nước đã kiểm soát được tình hình dịch, sâu bệnh nên sản lượng lúa tăng lên. Tuy nhiên để đảm bảo an ninh lương thực trong năm 2008, sản lượng lương thức xuất khẩu ở nước ta có thể giảm so với năm 2007 dẫn đến sản lượng lương thực thông qua cảng trong năm 2008 cũng có thể giảm theo, vì đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta.

Sản lượng mặt hàng xi măng năm 2006 đạt 164,27 % tăng 64,27% so với sản lượng xi măng năm 2005, số tuyệt đối là tăng 52.602 tấn. Nguyên nhân là do sản lượng xi măng xuất nội và sản lượng xi măng nhập nội thông qua cảng Cần Thơ đều tăng trong năm 2006 so với sản lượng xi măng thông qua Cảng Cần Thơ năm 2005.

Sản lượng mặt hàng xi măng năm 2007 đạt 83,33 % giảm 16,67 %, số tuyệt đối giảm 22.408 tấn so với sản lượng mặt hàng xi măng thông qua Cảng Cần Thơ năm 2006. Nguyên nhân là do sản lượng hàng hóa xi măng xuất nội và nhập nội thông qua Cảng Cần Thơ đều giảm so với sản lượng hàng hoá xi măng thông qua Cảng Cần Thơ năm 2006.

Sản lượng của mặt hàng sắt thép, đá cát, tăng là do nhu cầu xây dựng tăng, Cảng Cần Thơ đã xây dựng chặt chẽ với các cảng khác trong khu vực. Do đó, nhiều lô hàng thuộc dạng siêu trường, siêu trọng phục vụ các công trình trọng điểm của vùng như cầu Cần Thơ, cụm khí điện đạm Cà Mau …. đều tập trung về Cảng Cần Thơ nên sản lượng sắt thép, đá cát thông qua Cảng Cần Thơ đều tăng qua các năm từ năm 2005 đến năm 2007.

Sản lượng mặt hàng gỗ năm 2006 đạt 296,9 %, tăng 196,9%, số tuyệt đối là tăng 112.091 tấn so với sản lượng gỗ thông qua Cảng Cần Thơ năm 2005.

Sản lượng mặt hàng gỗ năm 2007 đạt 169,42% tăng 69,42 %, số tuyệt đối là tăng 117.332 tấn so với sản lượng gỗ thông qua Cảng Cần Thơ năm 2006.

Sản lượng gỗ tràm xuất khẩu là mặt hàng mới mà Cảng Cần Thơ đã khai thác được.

Mặt hàng gỗ tăng qua các năm do sản lượng gỗ xuất khẩu tăng, sản lượng gỗ xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc. Ngoài ra gỗ tràm xuất khẩu cũng tăng mạnh do cây tràm của đồng bằng sông Cửu Long đã tìm được nơi tiêu thụ, cây tràm thân nhẹ nên mớn nước vẫn thấp, dễ ra vào nên các doanh nghiệp Trung Quốc chọn Cảng Cần Thơ làm nơi thu mua cây tràm của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sản lượng hàng hoá container năm 2006 đạt 99,49 % giảm 0,51 %, số tuyệt đối là giảm 816 tấn giảm nhẹ vào năm 2006 nhưng tăng lên vào năm 2007. Sản lượng hàng hóa container năm 2007 đạt 125,11%, tăng 25,11% số tuyệt đối là tăng 39.784 tấn so với sản lượng hàng container thông qua Cảng Cần Thơ năm 2006. Nguyên nhân có nhiều yếu tố khách quan tuy nhiên do Cảng Cần Thơ có vị trí chiến lược gần các khu công nghiệp Trà Nóc 1,2. Các công ty chế biến thuỷ hải sản đông lạnh phần lớn đều vận chuyển hàng hoá qua Cảng Cần Thơ để xuất khẩu.

Tuy nhiên do hạn chế về trọng tải của cầu Trà Nóc nên cũng làm giảm đáng kể sản lượng hàng container đến Cảng Cần Thơ. Mặc khác, cảng Mỹ Thới – An Giang đã mở tuyến container đi thành phố Hồ Chí Minh, đã chia sẽ gần 50 thị phần công tác xếp dỡ của Cảng Cần Thơ.

Mặt hàng clinker giảm qua các năm là do các công ty xi măng trong nước dần tự chế được clinker, tự cung cấp clinker để sản xuất xi măng nên lượng xi măng nhập khẩu giảm đáng kể.

Sản lượng mặt hàng than đá giảm đáng kể qua các năm 2005, năm 2006, năm 2007 là do sản lượng mặt hàng than đá xuất nội và nhập nội trong sản lượng than đá thông qua Cảng Cần Thơ qua các năm 2005, năm 2006, năm 2007 giảm.

Sản lượng các mặt hàng khác tăng giảm qua các năm, có ảnh hưởng đến việc thực hiện sản lượng của Cảng Cần Thơ nhưng không đáng kể.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG CỦA CẢNG CẦN THƠ NĂM 2007 (Trang 64 -68 )

×