CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN PHƯỜNG 4 THỊ XÃ TRÀ VINH
5.2.1. Đối với công tác huy động vốn
Hiện nay, ở nông thôn đang tồn tại xu hướng dành ưu tiên tuyệt đối cho tiêu dùng trước mắt, người dân sử dụng vốn của Quỹ tín dụng thu được đồng lợi nhuận nào thì dùng hết vào việc mua sắm cho mình như: Ti vi, Radio, xe,…sau đó lại vay vốn Quỹ tín dụng để tiếp tục sản xuất. Trong trường hợp Quỹ tín dụng cắt giảm vốn vay thì hộ nông dân cũng thu hẹp quy mô sản xuất chứ không tích cực tiết kiệm tiêu dùng để đầu tư vào sản xuất. Do vậy, phải có chính sách khuyến khích người dân tiết kiệm trong tiêu dùng để đầu tư vào sản xuất như nâng hạn mức cho vay đối với người dân có gửi tiền tiết kiệm ở Quỹ tín dụng, vận động người dân gửi vốn vào khi thu nợ.
Đôi khi người dân gửi tiền vào Quỹ tín dụng không phải nhằm mục đích được hưởng phần lợi nhuận mà nhằm sử dụng các dịch vụ của Quỹ tín dụng như: chuyển khoản, thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó lãi suất tiền gửi cần phải được điều chỉnh phù hợp với tỷ lệ lạm phát để người gửi tiền không bị thiệt hại vì trượt giá.
Quỹ tín dụng cũng không ngừng trang bị trụ sở khang trang bề thế, đủ tín nhiệm để tạo điều kiện thoải mái, thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch với Quỹ tín dụng. Đồng thời mở rộng các sản phẩm dịch vụ, cung cấp cho khách hàng những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hơn nữa, khách hàng có thể dùng sổ tiết kiệm của minh để thế chấp vay vốn với lãi suất ưu đãi.
Phải có chính sách tích cực cho người dân hiểu được lợi ích của việc gửi tiền để từ đó có cái nhìn đúng về Quỹ tín dụng.
Việc mở rộng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi Quỹ tín dụng phải chú ý nhiều vấn đề từ việc tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Muốn thế cần phải phối hợp chặt chẽ giữa Quỹ tín dụng và Nhà Nước nhằm đề ra các biện pháp cụ thể để mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
dụng mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Những năm qua nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng không đủ để đáp ứng việc sử dụng vốn, là do Quỹ tín dụng đóng trên địa bàn thị xã. Vì vậy, huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của Quỹ tín dụng, muốn thực hiện mục tiêu trên Quỹ tín dụng phải có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Một số biện pháp như sau:
- Lãi suất huy động phải thật sự hấp dẫn người dân, luôn giữ nó ở mức tương đối ổn định, không nên thay đổi nhiều lần trong năm để người dân yên tâm gửi tiền vào Quỹ tín dụng.
- Áp dụng lãi suất thăng hoa, khách hàng gửi tiền càng lớn thì lãi suất càng cao.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động như: tiết kiệm bằng Việt Nam đồng được đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm gửi góp,...
- Quỹ tín dụng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn. Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều hộ gia đình làm ăn rất có hiệu quả, họ tích lũy rất nhiều nhưng họ chỉ biết cất giữ bằng cách mua vàng.
- Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Quỹ tín dụng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng.
- Mỗi khách hàng quan hệ với Quỹ tín dụng,Quỹ tín dụng nên tiếp xúc với khách hàng cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn, để khi khách hàng làm ăn tốt có lợi nhuận sẽ giữ tiền của họ tại Quỹ tín dụng.
- Quỹ tín dụng phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng. Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư, và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp.