0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Rủi ro về khẩ năng trả nợ.

Một phần của tài liệu RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NHTM CP NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI. (Trang 60 -63 )

- Việc thiếu những chỉ tiêu hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, khách hàng và dự án đầu tư đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả đánh giá rủi ro.

Rủi ro về khẩ năng trả nợ.

Một vấn đề cũng rất quan trọng trong việc đánh giá rủi ro là hệ thống chấm điểm tín nhiệm khách hàng. Trong những năm vừa qua, hệ thống này đã phát huy vai trò quan trọng của nó trong việc đánh giá rủi ro tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Hà Nội nói riêng.

Với hệ thống chấm điểm tín dụng này, việc đo lường và định dạng rủi ro trong hệ thống ngân hàng ngoại thương từ Hội sở chính đến các chi nhánh và phòng giao dịch.

2.2.4 Giải pháp về nội dung phân tích.

Có thể nói kết quả thẩm định rủi ro dự án đầu tư là căn cứ cuối cùng để ngân hàng đưa ra quyết định cuối cùng có tài trợ vốn cho các dự án đầu tư hay không. Nếu không làm tốt công tác đánh giá rủi ro thì ngân hàng dễ đi đến quyết định đầu tư cho những dự án kém hiệu quả và hậu quả có thể là không thu hồi được vốn. Vậy nên, trong nội dung phân tích các cán bộ thẩm định cần phải chú trọng hơn nữa đến các vấn đề sau:

- Việc đánh giá tổng mức đầu tư cũng là một vấn đề khó đối với các ngân hàng: hiện nay, ngân hàng chỉ đánh giá tổng mức đầu tư dựa trên các báo cáo do chủ u tư cung cấp và dựa trên kinh nghiệm thẩm định các dự án tương tự trước đó. Điều này là chưa đủ, ngân hàng cần xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu định giá đối với từng loại dự án đầu tư. Mặt khác, ngân hàng có thể thiết lập một bộ phận chuyên định giá, để có thể đánh gía được những nhu cầu vốn cần thiết cho các dự án đầu tư, tránh trường hợp xác định nhu cầu vốn đầu tư quá lớn so với thực tế.

-

Việc xác định lại các yếu tố doanh thu và chi phí gặp nhiều vương mắc do: khi xác định lại các yếu tố liên quan như: công suất của dây chuyền, các thiết bị, máy móc, giá bán sản phẩm. Đối với dự án trên thì yếu tố giá bán sản phẩm là dựa trên các sản phẩm cùng loại trên thị trường, do vậy các cán bộ thẩm định phải có những am hiểu về thị trường. Mặt khác, chi phí của dự án cũng là một yếu tố khó xác định. Do chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào luôn thay đổi theo diễn biến của thị trường, mà dự án đầu tư diễn ra trong một thời gian dài nên không tránh khỏi những biến động về giá. Hơn thế nữa, những khoản mục chi phí như: chi phí vận chuyển, chi phí quản lý hầu như thường chấp nhận theo ý kiến đưa ra của chủ đầu tư. Các loại chi phí như chi phí xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng… sẽ có những định mức với từng loại công trình. Do vậy, các cán bộ thẩm định luôn phải cập nhật những thông tư, quy định hướng dẫn của các bộ ngành đưa ra.

- Các vấn đề về kỹ thuật cũng là những vướng mắc trong khâu đánh giá rủi ro. vậy nên, ngân hàng có thể lập những tổ tư vấn kỹ thuật riêng, hoặc nhờ đến các tổ chức tư vấn.

-

Khi tính dòng tiền của dự án, thì tỷ suất chiết khấu sử dụng để tính chuyển các khoản tiền phải tính đến cả yếu tố lạm phát và trượt giá. Vì có thể khi không tính đến yếu tố lạm phát thì dự án mang lại hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ, nhưng kkhi có tính đến các yếu tố trượt giá thì không còn hiệu quả nữa.

2.2.5 Giải pháp về phương pháp đánh giá.

* Đối với phương pháp định lượng:

- Nhìn chung ngân hàng đã đánh giá khá đầy đủ các trường hợp có thể xảy ra với dự án. Các cán bộ thẩm định cũng đã đưa ra những trường hợp mà 2 yếu tố cùng tác động tới dự án để đánh giá rủi ro có thể gặp phải. Tuy nhiên, các cán bộ thẩm định mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu: NPV, IRR mà chưa xem xét sự biến động của các chỉ tiêu khác như T, B/C. Ngoài phương pháp phân tích độ nhạy nêu trên thì ngân hàng có thể sử dụng một số phương pháp khác như:

- Phương pháp toán xác suất: phương pháp này được sử dụng trong trường hợp dự án có nhiều khả năng và rủi ro. Phương pháp này cho phép lượng hoá được những biến cố ở tương lai trong điều kiện bất định của các biến cố, đặc biệt là trong trường hợp sự xuất hiện của một biến cố nào đó sẽ loại trừ sự xuất hiện của bất kì biến cố nào khác. Trong quá trình lập và phân tích các dự án đầu tư, chúng ta phải dự đoán các đầu vào, đầu ra của dự án kển từ khi bắt đầu đến khi dự án được bắt đầu đi vào thực hiện và cho đến cuối đời dự án.bằng việc tính kỳ vọng toán của các biến cố, người đầu tư có thể cân nhắc, lựa chọn phương án tối ưu trong các phương án có thể có.

Nếu ta gọi qi là xác suất của biến cố i, pi là giá trị của biến cố i thì khi đó kỳ vọng toán(EV)sẽ được tính như sau:

EV= pi*qi.

Tuy nhiên, kỳ vọng toán của các yếu tố chỉ có tác dụng để xem xét đánh giá hiệu quả tài chính của dự án chứ không phản ánh giá trị thực của các biến cố.

-

Phương pháp mô phỏng của Monte Carlo: đây là phương pháp phân tích kết quả của dự án trong sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong có tính tới phân bố xác suất và giá trị có thể của các biến số yếu tố đó.

- Phương pháp mô phỏng Monte Carlo bao gồm:

+ Lựa chọn các biến làm biến quan trọng đưa vào mô hình phân tích.

+ Xác định mô hình biến động của các yếu tố ảnh hưởng trong mối quan hệ của chúng với biến ngẫu nhiên.

+ Sử dụng mô hình mô phỏng cho xác định các kết quả phân tích. Các kết quả này sẽ giúp cho việc đánh giá dự án được chính xác.

Đối với phương pháp định tính:

Để khắc phục những hạn chế đã nêu trên thì ngân hàng cần áp dụng thêm các phương pháp sau:phương pháp ma trận SWOT…

Phương pháp ma trận SWTO:

Đây là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định các Điểm mạnh (Streng- S) , điểm yếu(Weakness- W) để từ đó tìm ra cơ hôi( O- Oppurtunity) và các nguy cơ tiềm ẩn ( T – Threat). Nó có thể giúp người phân tích xem xét tất cả các cơ hội mà họ có thể tận dụng được, và hiểu được những rủi ro của dự án đầu tư mà các cán bộ thẩm định sẽ quản lý và triệt tiêu những rủi ro mà họ chưa biết hết.

Sơ đồ 2.2: Mô hình ma trận SWTO.

Một phần của tài liệu RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NHTM CP NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI. (Trang 60 -63 )

×