Cơ hộ iT Thách thức.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTM CP ngoại thương Hà Nội. (Trang 63 - 68)

- Việc thiếu những chỉ tiêu hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, khách hàng và dự án đầu tư đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả đánh giá rủi ro.

O-Cơ hộ iT Thách thức.

Các cán bộ có thể sử dụng phương pháp này để đánh giá các doanh nghiệp như sau: Điểm mạnh:

- Doanh nghiệp này có lợi thế gì?

- Doanh nghiệp có những gì đặc biệt hơn so với những doanh nghiệp khác. - Các doanh nghiệp khác thấy công ty này có điểm nổi bật gì trên thị trường.

Các cán bộ thẩm định sẽ xem xét từ nội bộ doanh nghiệp và quan điểm của các khách hàng và đối tượng khác trên thị trường.

Điểm yếu:

- Doanh nghiệp phải cải tiến cái gì? - Doanh nghiệp phải tránh cái gì?

Các cán bộ một mặt sẽ xét xem: doanh nghiệp đó có tự nhận thức được điểm yếu của mình hay không? Có phải các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đang làm tốt hơn hay không.

Cơ hội:

- Đâu là những xu thế mà doanh nghiệp đang mong đợi. - Đâu là những cơ hội tốt nhất có thể.

Nguy cơ:

- Trở ngại của công ty là gì? - Đối thủ của công ty đang làm gì?

- Sự thay đổi công nghệ có làm thay đổi vị trí của doanh nghiệp hay không? - Doanh nghiệp có nợ xấu tồn động hay không?

Việc phân tích này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp chỉ ra những yếu điểm cần phải khắc phục, những ưu thế có thể phát huy để từ đó nhận ra được những nguy cơ tiềm ẩn, những cơ hội tốt xảy đến.

2.3 Một số kiến nghị.

2.3.1 Kiến nghị với chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan.

- Chính phủ cần xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo giữa qui định của các ngành.

- Chính phủ cần phối hợp với các Bộ ngành có liên quan, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán, lập các báo cáo tài chính theo đúng quy định Đây sẽ là nguồn thông tin hữu hiệu giúp cho các Ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro.

- Các bộ có liên quan như Bộ tài chính, Bộ Nông Nghiệp, Bộ xây dựng,, Tổng cục thống kê hàng năm nên hệ thống hoá các thông tin về ngành, lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình, được

đăng tải trên mạng để giúp cho các Ngân hàng tìm kiếm thông tin phục vụ tốt hơn nữa công tác đánh giá rủi ro.

- Các bộ, ngành nên đưa ra những tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn về môi trường, các tiêu chuẩn đánh giá, xếp hạng các doanh nghiệp …để các cán bộ lấy đó làm căn cứ đánh giá doanh nghiệp, so sánh các doanh nghiệp cùng ngành nghề, định giá chi phí doanh thu một cách hợp lý.

- Bộ kế hoạch và đầu tư nên có những thông tin, trợ giúp về luật đầu tư, những qui định cơ chế… cho chủ đầu tư và các Ngân hàng có thể giải đáp những thắc mắc có liên quan.

2.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước.

- Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà Nước có chức năng thu thập và cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng cho NHNN, các tổ chức tín dụng, các cá nhân, tổ chức khác nhằm góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, hạn chế các rủi ro tín dụng.

Để phát huy vai trò của hệ thống này trong thời gian tới, NHNN nên áp dụng các biện pháp sau: - Cập nhật thường xuyên và đa dạng các thông tin về các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới công nghệ để thu thập, xử lý thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ không những giỏi về chuyên môn mà còn có đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, NHNN nên có những chủ trương, đường lối phát triển chung cho toàn ngành, tạo sự gắn kết, hợp tác lẫn nhau giữa các Ngân hàng, điều này giúp cho các ngân hàng học hỏi được kinh nghiệm trong việc quản lý tín dụng nói chung và công tác thẩm định rủi ro đầu tư dự án nói riêng. - Ngân hàng nhà nước nên tổ chức những cuộc hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm thẩm định dự án giữa các ngân hàng, nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác thẩm định.

2.3.3 Kiến nghị với ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội.

Trong thời gian tới, ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hà Nội nên chú trọng công tác đào tạo cán bộ, thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn, hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ thêm vào đó bổ sung kiến thức phi kinh tế khác. Mặt khác, tạo điều kiện cho các cán bộ học tập nâng cao trình độ ở trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tin đa chiều để phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro. Đặc biệt, ngân hàng cần hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro để tránh tình trạng thiếu sót, bỏ qua những rủi ro.

Kết quả thẩm định tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Mà thông tin để đưa vào thẩm định và đánh giá rủi ro tài chính hầu hết phụ thuộc vào nguồn thông tin do chủ đầu tư cung cấp. Do vậy, đề nghị các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán, kiểm toán để các báo cáo tài chính đưa ra là hợp lý, tạo tiền đề cho công tác đánh giá rủi ro.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN.

Rủi ro luôn luôn tồn tại trong các hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Vậy nên, công tác đánh giá rủi ro có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn vì dự án đầu tư vay vốn thường có thời gian dáo hạn dài và số vốn vay lớn. Công tác đánh giá rủi ro có liên quan đến quyết định cuối cùng có tài trợ vốn cho dự án hay không, ngân hàng cho vay có thu hồi được vốn hay không. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hà Nội đang trên đà phát triển và khẳng định uy tín của mình đối với khách hàng, do vậy ngân hàng đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn.

Qua một thời gian thực tập tại phòng quan hệ khách hàng, em đã lựa chọn đề tài : Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vôn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại

thương chi nhánh Hà Nội, để nhằm liên hệ giữa thực tế với những kiến thức được học trên ghế nhà trường. Do hiểu biết còn hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các cán bộ phòng Quan hệ khách hàng.

DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO.1. Giáo trình lập dự án đầu tư. 1. Giáo trình lập dự án đầu tư.

2. Giáo trình quản trị rủi ro.

3. Website: www.vcbhanoi.com.vn. 4. Website: www.creditinfo.org.vn.

5. Quy trình thẩm định của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Hà Nội. 6. Báo cáo thường niên các năm 2005, 2006, 2007, 2007, 2008, 2009.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTM CP ngoại thương Hà Nội. (Trang 63 - 68)