Thực trạng hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 40 - 42)

NHCTVN

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngay trong đầu năm 2006 đã có sự mở màn đầy ấn tượng với sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu tham dự lễ khai trương phiên giao dịch đầu tiên của năm Bính Tuất tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Qua đó thể hiện rất rõ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với thị trường chứng khoán. Cũng có rất nhiều nhận định khả quan về thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2006 như: Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm cho rằng sẽ có thêm ngày càng nhiều các tổ chức dịch vụ chứng khoán quốc tế sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay. Hay như nhận định của ông Trần Thanh Tân, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ VFM: "Vào tháng 6/2006, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ có thêm 4 quỹ nước ngoài mới tham gia với quy mô 50 - 100 triệu USD/quỹ". Bốn quỹ tiềm năng này gồm: một quỹ đến từ Thụy Sỹ, một quỹ đến từ Đông Âu, một quỹ đến từ Nhật Bản và một quỹ lớn của Mỹ. Hơn nữa, vào ngày 2/2/2006 Merrill Lynch, một trong những công ty tư vấn và quản lí tài chính hàng đầu thế giới, đã đưa ra một báo cáo nghiên cứu đầy ấn tượng dài tới 52 trang về Việt Nam, một trong những điểm chính của báo cáo có liên quan đến thị trường vốn của Việt Nam. Sau đây là dự đoán của Merrill Lynch về một số chỉ tiêu năm 2006 của thị trường Việt Nam, có so sánh với một số thị trường khác trong khu vực:

EPS (%) Việt Nam 20,2 9,7 29,8 Inđônêxia 13,9 12,7 20,4 Malaixia 10,8 13,0 14,9 Philippin 15,0 10,8 12,9 Singapo 9,6 14,5 12,8 Thái lan 3,8 9,6 19,9 Nhật Bản 9,7 18,7 11,8 Trung Quốc 6,8 11,6 16,8 Hồng Kông 0,9 13,7 12,6 Hàn Quốc 9,4 10,2 16,0 Đài Loan 11,0 12,0 17,1 Úc 10,8 14,5 18,0 Ấn Độ 18,5 14,7 24,2 Pakixtan 10,4 11,3 27,1

Nhờ những tín hiệu tốt như vậy mà từ đầu năm đến nay một lượng tiền lớn đã được đổ vào thị trường chứng khoán, số lượng tài khoản mở mới chỉ tính riêng từ đầu năm 2006 đến nay đã cao hơn khoảng 2 đến 3 lần tổng số tài khoản được mở từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động đến hết năm 2005. Chính điều này đã làm cho chỉ số VN-Index ngay những tháng đầu năm 2006 tăng một cách chóng mặt từ 307,5 điểm vào ngày 31/12/2005 lên 591,39 điểm vào ngày 21/4/2006, vượt qua ngưỡng cao nhất đã từng đạt được là 571,04 điểm vào tháng 6/2001 và cũng vượt ra ngoài mọi sự dự đoán của các chuyên gia phân tích thị trường (còn tính đến ngày 04/05/2006 thì chỉ số VN-Index là 609,52 điểm). Nhờ sự chuyển biến tích cực từ Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nên nó đã ảnh hưởng tốt tới hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC - Index cũng tăng khá ấn tượng từ mức dưới 100 điểm lên tới 201,56 điểm cũng vào ngày 21/4/2006.

Với những sự trên trên đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán, ngay cả các công ty chứng khoán trước kia có rất ít khách hàng đến giao dịch ( như AGRISECO, HASECO,…) thì bây giờ cũng nhộn nhịp hẳn lên, hầu hết các công ty chứng khoán đều thu được lợi nhuận. Tuy

nhiên, hiện tại CTCK NHCTVN chưa triển khai cũng như xây dựng chiến lược phát triển cho hoạt động tạo lập thị trường của công ty. CTCK NHCTVN, cũng như các công ty chứng khoán khác, trong giai đoạn hiện nay mới chỉ chú trọng phát triển một số hoạt động nhằm củng cố và mở rộng thị phần cũng như xây dựng thương hiệu cho công ty mà chưa chú trọng đến hoạt động tạo lập thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 40 - 42)