Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 58 - 59)

bằng L/C

Rủi ro trong thanh toán quốc tế luôn luôn tồn tại. Những rủi ro này có thể do các nhân tố từ phía ngân hàng, cũng có thể do các nhân tố bên ngoài. Việc triệt tiêu rủi ro là không thể, song ngân hàng có thể quản lý rủi ro thông qua việc đưa ra những chính sách thích hợp đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

3.2.2.1. Sắp xếp bộ máy tổ chức, luôn luôn quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ

Hoạt động ngân hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, do vậy chất lượng nhân viên ngân hàng là một nhân tố hết sức quan trọng mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh ngân hàng.

Tổ chức bộ máy của ngân hàng phải được điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chí kinh doanh tinh, gọn, đủ điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, đủ khả năng hoàn thành tốt công tác nghiệp vụ cho từng giai đoạn. Đây cũng là giải pháp mang tính phổ biến cho tất cả các lĩnh vực hoạt động ngân hàng nói chung và cho hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.

Phương thức thanh toán L/C là phương thức thanh toán có quy trình nghiệp vụ phức tạp, liên quan đến nhiều công nghệ hiện đại, nhiều quy định nghiêm ngặt và phải giao dịch trên phạm vi quốc tế. Do đó, đào tạo nhân lực, trang bị đầy đủ kiến thức cho cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả của phương thức thanh toán này.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác cán bộ tại TTGDHS trước mắt cũng như lâu dài là phải đặc biệt coi trọng công tác cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt mỗi chuyên viên thanh toán đều phải có hiểu biết sâu rộng về thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, đạt tiêu chuẩn trình độ của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng như các ngân hàng trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh những kiến thức cơ bản như quy tắc và thực hành thanh toán quốc tế (UCP 600, URR 525, ISP 98…), các luật và nghị định liên quan của Việt Nam, cần am hiểu các luật về thanh toán quốc tế của các nước có liên quan

như Đ5 UCC của Mỹ, luật của Trung Quốc và các ngân hàng đại lý… Trung tâm cũng cần tổ chức hướng dẫn và trang bị kiến thức cho cán bộ nhân viên về sử dụng vận hành các thiết bị máy móc hiện đại, về quy trình thanh toán để từ đó họ có thể tư vấn cho khách hàng vận dụng phương thức thanh toán phù hợp cho từng thương vụ cụ thể; thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, khuyến khích nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra sáng kiến, ý tưởng hay về các chủ đề liên quan đến thanh toán L/C như: rủi ro thanh toán L/C, tốc độ thanh toán, các biện pháp thu hút khách hàng… Đồng thời, TTGDHS nên tạo điều kiện cho các cán bộ thanh toán được tham gia các khoá học ngắn hạn ở trong và ngoài nước nhằm củng cố thêm về trình độ nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học để có thể tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật hiện đại trên thế giới. Song song với việc phát triển đội ngũ chuyên viên, cán bộ lãnh đạo có trình độ cao, bản lĩnh vững vàng cũng cần chú trọng bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ nhân viên ngân hàng nhằm đáp ứng được quy mô và tầm phát triển của ngân hàng. Trung tâm cũng cần xây dựng được các chính sách và các quy định về khen thưởng, kỷ luật, tạo được bầu không khí làm việc hăng say và có hiệu quả. Ngoài ra, cần thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận ở mỗi bộ phận.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 58 - 59)