Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 73 - 74)

- Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng:

2. Nợ cho vay bắt buộc bảo lãnh 4.61 1.18 1.11 1.2 1

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

- Giảm sự can thiệp vào hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại: Trước mắt, các Ngân hàng thương mại cần được độc lập trong hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh, biện pháp kinh doanh, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của minh theo pháp luật. Các cơ quan Đảng và Nhà nước không nên can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, xóa bỏ các hình thức bao cấp về vốn và lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trên tầm vĩ mô, hệ thống Ngân hàng thương mại luôn là công cụ đắc lực trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế nhưng cần tránh việc Nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếp cho các ngân hàng. Nhà nước chỉ tạo điều kiện để hướng các ngân hàng phục vụ mục tiêu chung một cách tự nhiên như là hệ quả tất yếu trong hoạt động kinh doanh, sao cho khi Ngân hàng thương mại cố gắng đạt được hiệu quả kinh tế cho bản thân ngân hàng thì đồng thời cũng mang lại hiệu quả cho toàn xã hội. Trong trường hợp cần thực hiện một số mục tiêu xã hội lớn như xóa nợ hoặc cho vay ưu đãi đối với các vùng bị thiên tai… thì Nhà nước cần tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại không phải chịu những khó khăn về tài chính phát sinh, tách biệt rõ ràng giữa hoạt động kinh doanh sinh lời và nghĩa vụ thực hiện chính sách xã hội.

- Cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán và có sự định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w