b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
4.2.7 Áp dụng các mô hình quản trị rủi ro theo khung VAR
Nền kinh tế giới vừa trải qua một cuộc đại khủng hoảng, mà tâm điểm là nước Mỹ, lần lượt các ngân hàng lớn và lâu năm ở Mỹ và các nước khác đãđua nhau phá sản. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phá sản hàng loạt của các ngân hàng đó là do bản thân các ngân hàng đã thiếu giám sát và thực thi các biện pháp quản trị rủi ro trong các hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng khoảng tài chính vừaqua và hệ thốngNHTM Việt Nam đã an toàn vượt qua khủng hoảng. Thế nhưng không phải vì các NHTM Việt Nam đã thực hiện tốt việc quản trị rủi ro mà bởi vì hệ thống tài chính của Việt Nam chưa hội nhập hoàn toàn vào hệ thống tài chính quốc tế. Trong thời gian diễn ra khủng hoảng tài chính thì các NHTM Việt Nam cũng đã khá chật vật để vượt giai đoạn khủng hoảng. “Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận rằng trong thời kỳ kinh tế phát triển, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư ngày càng tăng và các cơ hội đầu tư, kinh doanh cho các ngân hàng ngày càng nhiều thì các NHTMđã quá mải mê chạy theo các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận, tập trung chủ yếu vào các mục tiêu trước mắt mà lơ là việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro.”9Chính vì thế mà việc xây dựngmớihoặc áp dụng các mô hình quản trị rủi rothống nhất cho cả 3 mảng rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường tạicác NHTM là một giải pháp đảm bảo về chất cho hoạt động ngân hàng.
Sau đây là những đề xuất riêng để có thể xâydựng hoặc áp dụng các mô hình quản trị rủi ro hiệu quảcũng như vai trò của các bên liên quan trong qui trình:
9Nhận định của Phó Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Thu Hà về vấn đề quản trị rủiro của NHTM Việt Nam trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
- Cơ quan quản lý cần xây dựng mô hình quản trị rủi ro thống nhất theo 2 cấp là cấp tiêu chuẩn chung cho các NHTM và cấp nội bộ NHTM. Hoặc NHTM có thể lựa chọn áp dụng các mô hình quản trị rủi ro trên thế giới phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh của mình (ví dụ mô hình để quản trị rủi ro theo khung VAR là CreditMetrics và PortfolioManager được áp dụng dễ dàng hơn đối với ngân hàng có phần lớn là các công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán; còn đối với ngân hàng có các khách hàng chủ yếu là các khách hàng nhỏ, số lượng lớn như khách hàng cá nhân thì nên áp dụng mô hình CreditRisk+ hoặc CreditPortfolioView cùng với sự đầu tư vào hệ thống cơ sở dữ liệu của chính ngân hàng).
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, rõ ràng và đủ độ dài cho việc áp dụng mô hình. Việc này tùy thuộc vào các cơ quan quản lý nhà nước hoặc bản thân các NHTM tự xây dựng. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu có thể đượclấy từ dữ liệu của thị trường chứng khoán.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tốttại các NHTM để có thể sử dụng hiệuquả các mô hình quản trị rủi ro, đồng thời phân công bộ phận, nhân viên chuyên trách có đủ trình độ chuyên môn để có thể theo dõi,đánhgiá rủi ro theo các mô hìnhđược chính xác và liên tục.
- Về phía các khách hàng của ngân hàng cũng cần phải chú ý thực hiện đúng theo các qui trình quản trị rủi ro mà bên ngân hàng yêu cầu, phối hợp thực hiện các qui trình quản lý, kiểm soát như giám sát sau cấp tín dụng...
- Các cơ quan quản lý ngành ngân hàng cũng phải thường xuyên thanh tra, kiểm soát các hoạt động của các NHTM để đảm bảoviệc chấp hành các qui định pháp luật.