Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 84 - 107)

b. Quyết định 493 về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

4.4 Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế

Sự phối hợp quốc tế trong giám sát tài chính ngày càng trở nên cấp thiết khi các ranh giới chính trị, địa lý trở nên ít liên quan đến khu vực tài chính dưới tác động của toàn cầu hóa, các tổ chức ngân hàng quốc tế ngày càng tăng về quy mô và số lượng, tốc độ liên kết kinh tế quốc tế ngày một nhanh hơn, nhu cầu phối hợp quốc tế trong thanh toán cũng tăng lên trước các rủi ro về hối đoái. Tình hình hệ thống tài chính - ngân hàng của nước ta vẫn còn rất yếu kém và còn nhiều bất cập so với các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới. Do đó hệ thống tài chính trong nước cần có một sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế như Worldbank, IMF … để được hướng dẫn học hỏi những kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng của thế giới và tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức này nhằm giúp ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước và tránh được những sai lầm không đáng có trong việc thực thi chính sách và quy định ảnh hưởng đến an ninh tài chính của hệ thống ngân hàng mà các nước đã trải qua. Và được tiếp cận với những phương pháp, trình độ khoa học công nghệ mới làm tăng hiệu quả hoạt động cũng như giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Cần phải có sự trao đổi thông tin khách hàng thường xuyên giữa các ngân hàng các nước để tránh rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng Việt Nam rất cần có sự hỗ trợ của các ngân hàng quốc tế về hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Kết luận chương 4

Chương này là chương kết lại vấn đề nghiên cứu của đề tài với mục tiêu là đưa ra những giải pháp cho các NHTM để hạn chế tính dễ tổn thương trong hoạt động ngân hàng. Việc hạn chế tính dễ tổn thươngluôn là một vấn đềquan trọngcấp thiết mà không phải chỉ cần có sự chủ động thực hiện của bản thân các NHTM mà còn cần có sự quan tâm kiểm soát, quản lý của NHNN và Chính phủ, sựhỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế.

Đóng vai trò quan trọng bậc nhất để giảm thiểu rủi ro xảy ra tổn thương cho hệ thống ngân hàng chính là vai trò của các cơ quan quản lý vĩ mô, bởi vìđó chính là nền tảng cho các hoạt động ngân hàng được duy trì và phát triển ổn định. Rủi ro xảy ra thường xuất hiện ở những chỗ được coi là yếu kém như các NHTM nhỏ và nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ thì sự đổ vỡ sẽ xảy ra bắt đầu tại đó. Chính vì thế mà môi trường chính sách và sự quản lý, kiểm soát vĩ mô được đề tài đánh giá là quan trọng hàng đầu.

Vai trò của bản thân các NHTM trong giai đoạn hiện nay là phải tích cực tái cấu trúc các hoạt động của mình trên nhiều phương diện cho phù hợp hơn với môi trường cạnh tranh mới. Chính sự đổi mới này là biện pháp hữu hiệu có thể hạn chế được tính dễ tổn thương và giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển ổn định và an toàn. Ngoài ra, chương 4 cũng cho thấycác ngân hàng nhỏ trong điều kiện mới đã và đang chú ýhơn đến vấn đề M&A để đáp ứng các yêu cầu về pháp định cũng như tăng khả năng cạnh tranh của mình.

Cuối cùng, chương giải pháp của đề tài cho thấy vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ các NHTM để hạn chế tính dễ tổn thương cũng khá quan trọng. Nếu có được sự giúp đỡ tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm cũng như hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật trong quản lý và công nghệ thì các NHTM Việt Nam sẽ có được những bước đi vững chắc trên con đường phát triển của bản thân các NHTM nói riêng và của toàn hệthống tài chính nói chung.

Kết luận

Với các mục tiêu đặt ra, đề tài đãđạt được những kết quả sau:

- Xác định được hướng đi và thực hiện một cách xuyên suốt đề tài theo khung đã xác định trước, giúp cho việc hệ thống được dễ dàng và dễ hiểu.

- Đưa ra được những nội dung tổng quát để có thể hiểu được tính dễ tổn thương của các NHTM. Qua đó, đề tài đã đưa ra được những đặc điểm mang tính nền tảng và cốt yếu để có thể nghiên cứu tính dễ tổn thương của các NHTM.

- Trong điều kiện hiện nay, việc xác định khả năngvà mức độ an toàn của các NHTM đều dựa trên các tiêu chí do Chính phủ và NHNN đưa ra dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế. Trên cơ sở đó, đề tài đã xácđịnh được và giới thiệu những qui định của quốc tế và trong nước qui định về việc đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

- Đề tài đánh giá cao việc học hỏi, đúc kết các bài học cũng như các kinh nghiệm trên thế giới về hạn chế tính dễ tổn thương của các NHTM nên đãđánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng Mỹ trong khủng hoảng dựa trên nền tảng mô hình cụthể. Sau đó là các đưa ra các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về việc hạn chế tính dễ tổn thương trong các NHTM tại một số nước trên thế giới. Đây đều là những bài học rất có giá trị cho việc hạn chế tính dễ tổn thương, đặc biệt là trên khía cạnh giám sát và quản lý.

- Quan trọng nhất đề tài đãđánh giá được thực trạng tính dễ tổn thương của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay dựa theo các tiêu chí mà đề tài đã xácđịnh ngay từ phần lý luận. Qua các đánh giá, đề tài đã cho thấy rằng các NHTM trong nước hiện nay chứa đựng nguy cơ dễ tổn thương cao do chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc hạn chế tính dễ tổn thương, nâng cao an ninh tài chính.

- Cuối cùng, dựa trên những lý luận cơ bản và phân tích thực nghiệm đề tài đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhất để có thể hạn chế được tính dễ tổn thương của các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Đề tài đã xác định mức độ quan trọng của các giải pháp thông qua vai trò các bên liên quan trong việc hạn chế tính dễ tổn thương từ Chính phủ, NHNN đến nội bộ các ngân hàng và bên đi vay cũng như các đối tượng bên ngoài khác. Trong đó, phần giải pháp cũng đưa ra một số kiến nghị riêng và xác định hướng đi cho các NHTM trong tương lai gần.

- Tuy nhiên, do việc nghiên cứu một cách đầy đủ về tính dễ tổn thương là rất phức tạp và việc áp dụng các qui định tại Việt Nam còn bất cập về quản lý cũng như tại chính các NHTM nên đã khiến đề tài còn tồn tại một số thiếu sót. Nhưng với những gìđãđưa ra, đề tài sẽ giúp tạo ra nền tảng nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn cho các đề tài sau này.

- Luật các tổ chức tín dụng.

- NHNN Việt Nam – Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam năm 2006, 2007, 2008, 2009. - FitchRating–Outlook Vietnamese Banks 2009.

- Jean Dermine, Professor of Banking and Finance –Avoiding International Financial Crises, an Incomplete Reform Agend–INSEAD, Fontainebleau. 13 May 2009.

- Carmen M. Reinhart, University of Maryland, NBER and CEPR; Kenneth S. Rogoff,

Harvard University and NBER–Banking Crises: An Equal Opportunity Menace.

- Hiệp ước Basel I. - Hiệp ước Basel II.

- Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

- Nghị định 141/2006/NĐ-CP. - Nghị định 59/2009/NĐ-CP.

- Quyết định 18/2007/QĐ–NHNN sửa đổi, bổ sung QĐ 493/2005/QĐ-NHNN. - Công ty chứng khoán Bản Việt – Báo cáo phân tích ngành ngân hàng năm 2008. - Công ty CP chứng khoán Bảo Việt –Báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2007.

- Đặng Tùng Lâm – Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng –Sử dụng các mô hình quản trị rủi ro danh mục đầu tư tín dụng dựa trên khung Value at risk (VAR)–Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1 (36).2010.

- Đặng Hữu Mẫn – Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng – Nghiên cứu chất lượng dự báo của những mô hình quản trị rủi ro thị trường vốn, trường hợp của Value at Risk models –Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (34).2009.

- Mã Thị Nam Chi – Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam, thực trạng và giải pháp.

- Nguyễn Hòa Nhân, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Đà Nẵng –M&Aở Việt Nam thực trạng và giải phápcơ bản.

- ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó Vụ Trưởng Vụ CSTT, NHNN – Một vài suy nghĩ về cơ chế giám sát rủi ro của cơ quan quản lý đối với hoạt động ngân hàng nước ta trong bối cảnh hội nhập.

- Nguyễn Duy Sinh – Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các NHTM Việt Nam.

- Huỳnh Thế Du –Cải cách hệ thống ngân hàng: con đường còn lắm chông gai.

- Nguyễn Thị Thùy Linh– Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam.

- Nhóm nghiên cứu phòng giám sát I, BHTGVN – Nâng cao hiệu quả giám sát rủi ro của BHTG Việt Nam.

Các trang thông tin điện tử: - www.news.bbc.co.uk - www.highlinefi.com - www.sbv.gov.vn - www.vneconomy.vn - www.asset.vn - www.rating.com.vn - www.tapchiketoan.com - www.saga.vn - www.dantri.com.vn

Phụ lục 1: Cách tiếp cận IRB –các loại mức độ nhạy cảm

Cách tiếp cận dựa trên phân cấp nội bộ (IRB) đề cập đến một hệ thống các kỹ thuật đo lường rủi ro được đưa ra bởi luật thỏa đáng vốn Basel II đối với các tổ chức ngân hàng.

- Mức độ nhạy cảm của doanh nghiệp (corporate exposure): nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, theo đó nguồn để hoàn trả lại tiền chủ yếu là từ hoạt động hiện tại của bên vay, chứ không từ dòng tiền từ dự án hoặc từ bất động sản.

- Mức độ nhạy cảm của ngân hàng (bank exposure): bao gồm các công bố đối với ngân hàng và các công ty chứng khoán; họ có thể bao gồm các Ngân hàng Phát triển Đa phương.

- Mức độ nhạy cảm của quốc gia (sovereign exposure): bao gồm các quốc gia (và các ngân hàng Trung ương). PSE được định nghĩa như một pháp chế theo cách tiếp cận tiêu chuẩn, và các MDB thỏa mãn các tiêu chí 0% về rủi ro theo cách tiếpcận tiêu chuẩn.

Bảng trọng số rủi ro

Phân loại Đánh giá

AAA tới AA- A+ tới A- BBB+ tới BBB- BB+ tới B- Dưới B- Không xếp loại Quốc gia 0% 20% 50% 100% 150% 100% Ngân hàng Trường hợp 1 20% 50% 100% 100% 150% 100% Trường hợp 2 20% 50% 50% 100% 150% 50% Doanh nghiệp 20% 50% 100% 100% 150% 100%

Lĩnh vực kinh doanh Hệ số(%)

Tài trợ doanh nghiệp 18

Các hoạt động mua bán 18

Hoạt động ngân hàng bán lẻ 12

Hoạt động ngân hàng thương mại 15

Thanh toán 18

Dịch vụ đại lý 15

Quản lý tài sản có 12

STT Khoản mục Nguồn số liệu từ

Bảng Cân đối TK KT Ghi chú

Vốn tự có cấp 1

1 Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp)

Dư Có TK 601 “Vốn điều lệ”. Không tính vào chỉ tiêu này số vốn đã được các chủ sở hữu cam kết nhưng chưa cấp đủ, góp đủ. 2 Thặng dư vốn cổ

phần

Dư Có/Dư Nợ TK 603 “thặng dư vốn cổ phần”.

Dư Nợ ghi số âm.

3 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Dư Có TK 611 “Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ”. 4 Quỹ dự phòng tài chính Dư Có TK 613 “Quỹ dự phòng tài chính”.

5 Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ

Dư Có TK 612 “Quỹ đầu tư phát triển”, Dư Có TK 602 “vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ” (chỉ lấy số liệu của chỉ tiêu "Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ" được trích chuyển từ TK 612 sang TK 602).

6 Lợi nhuận không chia

Dư Có TK 692 “Lợi nhuận năm trước” (phần lợi nhuận không chia).

Lợi nhuận không chia được xác định theo quy định tại khoản 11, Điều 2 Quyết định 457.

7 Giá trị lợi thế thương mại

Dư Nợ 388 “Chi phí chờ phân bổ” (phần lợi thế thương mại được theo dõi trên tài khoản, sổ chi tiết).

Giá trị lợi thế thương mại được xác định theo quy định tại khoản 12, Điều 2 Quyết định 457.

Đây là khoản phải trừ ra khỏi Vốn cấp 1.

Vốn tự có cấp 2

1 Giá trị tăng thêm của tài sản cố định

Tổng giá trị tăng thêm của các TSCĐ được đánh giá lại và được

Chỉ lấy 50% phần giá trị tăng thêm của TSCĐ được định giá lại

của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp)

loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được đánh giá lại và hạch toán trên TK 641.

thêm của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật.

3 Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành:

3a Trái phiếu chuyển đổi do TCTD phát hành

Dư Có TK 43 “Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá” (phần trái phiếu chuyển đổi được theo dõi trên TK, sổ chi tiết) cộng cấu phần vốn trái phiếu chuyển đổi theo dõi trên TK 609 (nếu có).

Chỉ lấy giá trị trái phiếu chuyển đổi có đủ các điều kiện quy định tại tiết c, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định 457.

3b Cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành

Dư Có TK 487 “cấu phần nợ của cổ phiếu ưu đãi” cộng cấu phần vốn của cổ phiếu ưu đãi theo dõi trên TK 65 (nếu có).

Chỉ lấy giá trị cổ phiếu ưu đãi có đủ các điều kiện quy định tại tiết c, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định 457.

4 Các công cụ nợ khác

Dư Có TK 43 “Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá” (phần công cụ nợ khác được theo dõi trên TK, sổ chi tiết)

Chỉ lấy giá trị các công cụ nợ có đủ điều kiện theo quy định tại tiết d, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định 457.

5 Dự phòng chung Dư Có các TK “Dự phòng chung”: 2092, 2192, 2292, 2392, 2492, 2592,2692, 2792, 4895.

Số tiền dự phòng chungđược tính vào vốn cấp 2 tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro theo quy định tại tiết đ, điểm 1.2, khoản 1, Điều 3 Quyết định 457.

Các khoản loại trừ ra khỏi vốn tự có

1 Toàn bộ phần giá trị giảm đi của tài

Tổng giá trị giảm đi của các TSCĐ được đánh giá lại và hạch

Toàn bộ phần giá trị giảm đi của TSCĐ do định giá lại theo quy

trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp)

chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được đánh giá lại và hạch toán trên TK 641.

các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật.

3 Tổng số vốn của TCTD đầu tư vào TCTD khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và tổng các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán: 3a Tổng số vốn của TCTD đầu tư vào TCTD khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Một phần của tài liệu đánh giá tính dễ tổn thương của các ngân hàng thương mại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 84 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)