tương ứng với các tần số vô tuyến khác nhau
-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5
Cong Suat phat dBm
10-10 10-8 10-6 10-4 10-2 100 B E R
Line of Sight (LoS) d=100m D=16ps/km.nm
f = 25GHz f = 35GHz f = 45GHz f = 55GHz
Hình 4. 4 Đồ thị BER theo công suất phát tương ứng với các tần số khác nhau khi đường truyền vô tuyến tầm nhìn thẳng (LoS).
- Hình 4.4. biểu diễn mối quan hệ giữa BER và công suất máy phát tương ứng với các giá trị tần số sóng mang vô tuyến khác nhau trong trường hợp đường truyền không bị che chắn (LoS). Nhìn vào đồ thị ta thấy với một giá trị tần số sóng mang vô tuyến được chọn thì khi công suất phát tăng thì tỉ số lỗi bit BER giảm. Vì khi công suất phát tăng thì công suất tín hiệu đến đầu vào máy thu cũng tăng, trong khi đó nhiễu nhiệt tại máy thu không phụ thuộc vào công suất tín hiệu nên tỉ số tín hiệu trên nhiễu tăng lên, làm BER giảm xuống.
- Ngoài ra, ứng với cùng công suất phát, khi tăng dần tần số sóng mang vô tuyến từ f = 25GHz, đến f = 35GHz, f = 45GHz và f = 55GHz thì giá trị BER tăng lên (chất lượng hệ thống giảm xuống).
- Do đó khi tần số sóng mang vô tuyến càng lớn thì tổn hao không gian lớn làm công suất tín hiệu đến máy thu càng giảm, tỉ số SNR giảm, dẫn đến BER tăng.
-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5
Cong Suat phat dBm
10-7 10-6 10-5 10-4 10-3 10-2 10-1 100 B E R
Non Line of Sight (NLoS) d=100m D=16ps/km.nm
f = 25GHz f = 35GHz f = 45GHz f = 55GHz
Hình 4. 5 Đồ thị BER theo công suất phát tương ứng với các tần số khác nhau khi đường truyền vô tuyến bị che chắn (NLoS).
- Tương tự như trên, hình 4.5. biểu diễn mối quan hệ giữa BER và công suất máy phát tương ứng với các giá trị tần số sóng mang vô tuyến khác nhau trong trường hợp đường truyền bị che chắn (NLoS).So sánh với trường hợp đường truyền tầm nhìn thẳng ta thấy khi truyền trong không gian có vật che chắn, phản xạ, fading nhiều tia… thì công suất tín hiệu trên nhiễu và méo SNDR giảm, dẫn đến BER tăng lên.