Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Sáng kiến dạy học dự án sản xuất nước rửa chén bát theo định hướng STEM (Trang 25 - 31)

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, tôi lựa chọn ngẫu nhiên các em HS u thích các mơn khoa học là HS của Nhà trường, tự nguyện đăng kí tham gia học dự án ở các lớp khác 10A, 10B, 11A, 11E, 12A, 12B … Tôi đã chủ động sắp xếp nhóm đối chứng là HS các lớp 10A, 11A, 12B và tiến hành dạy học theo hình thức chuyên đề (với việc hồn thành các kiến thức trong chương trình sinh học và hóa học có liên quan đến dự án). Nhóm thí nghiệm là các em HS lớp 10B, 11E, 12A, tiến hành áp dụng phương pháp dạy - học theo định hướng STEM. Trong q trình dạy học, mặc dù vẫn cịn nhiều hạn chế trong q trình thực hiện nhưng tơi nhận thấy: Ở nhóm thí nghiệm có những biểu hiện tích cực hơn so với nhóm đối chứng, cụ thể :

* Về mặt chủ quan:

- Có sự hăng hái, tích cực hơn trong q trình học tập. HS có tính tự giác, chủ động lập kế hoạch để hồn thành cơng việc được giao. Có tinh thần làm việc và phối hợp hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm HS.

- Có thái độ hào hứng, tự nguyện tham gia các công việc học tập ở trên lớp cũng như về nhà. Hiệu suất học tập và làm việc cao hơn nhóm đối chứng.

- Có khả năng tự học, tự khám phá, có khả năng sáng tạo trong học tập và giải quyết vấn đề. Nhiều em HS rất hay thắc mắc và đưa ra những ý kiến hay.

- HS chủ động vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã biết để nhận thức các vấn đề mới.

- HS được rèn luyện nhiều kĩ năng hơn, tham gia vào nhiều hoạt động trong cuộc sống hơn nên các em có biểu hiện tự tin, nhanh nhẹn và nảy sinh nhiều ý tưởng mới.

* Mặt khách quan :

Sau khi cả 2 nhóm đều hồn thành các bài học, cũng là lúc Nhà trường tổ chức cuộc thi “Sáng tạo KHKT” và phát động cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các tình huống thực tiễn” nhằm chọn ra các dự án tốt, tham gia cuộc thi cấp Bộ. Nhóm thí nghiệm đã có 2 sản phẩm được Nhà trường chọn

đi tham gia các cuộc thi cấp Tỉnh. Một sản phẩm tham gia cuộc thi “Sáng tạo KHKT dành cho HS THPT cấp Tỉnh” đã đạt giải khuyến khích. Một sản phẩm nữa của nhóm tham gia cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các tình huống thực tiễn” cấp Bộ và đạt giải ba cấp Quốc Gia.

Hình 13. Kết quả cuộc thi Sáng tạo KHKT cấp Tỉnh (tháng 12 năm 2016).

Ngày 08 tháng 2 năm 2017, dự án: “sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật” đã được Nhà trường chọn dạy mẫu cho các thầy cô giáo ở một số trường THPT trong Tỉnh, các chuyên viên của Sở và Bộ GD - ĐT về dự. Đặc biệt vinh dự, tiết dạy mẫu cịn được đón các chun viên về phương pháp dạy học STEM trong Hội Đồng Anh Ngữ về dự nhằm rút kinh nghiệm quá trình thực hiện các dự án STEM tại các trường THPT. Đây là một phương pháp mới, nên tiết dạy không tránh khỏi những thiếu sót. Song, sau khi dự tiết dạy và nghiên cứu dự án, nhiều đồng nghiệp và các chuyên viên đã đánh giá khá cao về mơ hình học tập STEM của dự án.

Tiết dạy đã được một đồng nghiệp trong trường quay lại và đăng tải lên trang Youtube với các đoạn ngắn, cụ thể các trang: https://youtu.be/bGPfjB9UwRA, https://youtu.be/-QpZ2HbjuG4, https://youtu.be/tItU_uvqy08 ....

Rất vui khi tiết dạy được thầy Hồ Vĩnh Thắng – Chuyên viên cao cấp của Bộ giáo dục đánh giá cao: “Dù khó khăn nhưng chúng ta cũng đã làm được, hy vọng chúng ta sẽ có một thế hệ học trị sáng tạo, tự chủ trong cơng việc để không phải làm thuê cho những ông chủ Đài Loan, Trung Quốc …”.

Bên cạnh đó, khi được trao đổi với các chuyên gia trong Hội đồng Anh, chúng tôi mới thấy hết khả năng của HS, thấy được vai trị của dạy học STEM.

Hình 14. HS tích cực làm thí nghiệm.

Hình 17. Thầy Alan West và thầy Graeme Atherton - chuyên gia STEM trong Hội đồng Anh, phỏng vấn HS trong quá trình thực hiện dự án.

Hình 18. Thầy Hồ Vĩnh Thắng - chuyên viên cao cấp Bộ GD - ĐT, phỏng vấn HS trong quá trình thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu Sáng kiến dạy học dự án sản xuất nước rửa chén bát theo định hướng STEM (Trang 25 - 31)