Việc xây dựng một dự án dạy học theo định hướng STEM đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức, làm chủ kiến thức các mơn Tốn, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Cơng nghệ ….. và đơi khi cần được trải nghiệm trong thực tiễn sản xuất. Bởi vậy, người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn, bồi dưỡng lí luận về phương pháp dạy học và tâm huyết với nghề.
Với học sinh THPT, việc theo học các mơn học STEM cịn có ảnh hưởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến thức trong một thể tích hợp, học sinh sẽ chủ động thích thú với việc học tập, từ đó sẽ khuyến khích các em có định hướng tốt hơn khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn và sự chắc chắn cho cả sự nghiệp về sau. Vì vậy, các em cần có thái độ đúng với môn học STEM và tăng cường vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
Để dạy học đạt kết quả cao, Nhà trường THPT cần liên kết với các trường ĐH, các doanh nghiệp …. để có thể thực hiện tốt các khâu của dự án dạy học “học qua hành”.
Chương trình SGK các mơn Sinh học, Cơng nghệ, Tốn học, Hóa học, Vật lý … còn nặng nề về kiến thức lý thuyết, thiếu kiến thức thực tiễn và vận dụng. Mặt khác, vấn đề “học để thi” vẫn được nhiều bậc cha mẹ, HS và Nhà trường quan tâm. Việc dạy học theo dự án định hướng STEM, tăng cường rèn luyện kỹ năng, vận dụng thực tiễn, qua đó HS tiếp thu kiến thức nên những HS học theo cách này rất khó có thể đạt điểm cao trong bối cảnh thi cử hiện nay. Vì vậy, việc cải tiến thi cử là việc làm cần thiết trong cơng tác đổi mới giáo dục căn bản và tồn diện.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận
Sáng kiến đã xây dựng thành cơng quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật. Quy trình đơn giản giúp HS và người dân dễ dàng áp dụng, tận dụng được nguồn rác thải thực vật tạo ra nước rửa chén bát hữu cơ, an toàn cho sức khỏe người sử dụng và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Sáng kiến đã chỉ ra được các bước xây dựng một dự án dạy học theo phương pháp STEM. Khi xây dựng dự án cần xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và dựa trên kiến thức khoa học nào để giải quyết thực tiễn đó. Từ đó, xây dựng phương pháp tổ chức các hoạt động học tập cho phù hợp.
Sáng kiến cũng áp dụng thành công các bước xây dựng một dự án dạy học theo hướng STEM vào việc xây dựng dự án “sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải thực vật”. Trong mỗi hoạt động, sáng kiến cũng đã nêu rõ các bước và cách thức tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, khả năng tự học của HS ….
Sáng kiến đã được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và thu được kết quả khá khả quan về mặt định tính và định lượng. HS tích cực tham gia hoạt động học tập hơn, đạt thành tích cao trong các cuộc thi “Sáng tạo KHKT”, “Vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết tình huống thực tiễn” …. Đây là kết quả cho thấy việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học là việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nguồn nhân lực trong thời đại mới.