C. Tình hình nền kinh tế Nam Định và mức độ mở rộng cho vay của các ngân hàng Nam Định.
2 Mức gia tăng dư nợ 74 100
3.2. Các giải pháp mở rộng cho vay của VPBank chi nhánh Nam Định 1 Phát triển sản phẩm cho vay ôtô, cho vay đóng tàu vận tả
3.2.1. Phát triển sản phẩm cho vay ôtô, cho vay đóng tàu vận tải
Phát triển sản phẩm cho vay có ý nghĩa quan trọng trong mở rộng cho vay. Đối với Vpbank là ngân hàng mới thành lập tại thị trường Nam Định, hoạt động cho vay và mở rộng cho vay sẽ không dễ dàng bởi các khách hàng lớn không dễ dàng từ bỏ ngân hàng cũ để đến giao dịch với VPBank Nam Định. Hơn nữa về lãi suất cho vay của VPBank khó có thể thấp hơn các ngân hàng khác bởi vì Vpbank là ngân hàng thương mại cổ phần trong cơ cấu nguồn vốn huy động không có các loại nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức nước ngoài như các ngân hàng thương mại quốc doanh. Mặt khác do thương hiệu còn thấp trong chiến lược giá VPBank luôn huy động với lãi suất cao hơn…Với những khó khăn đó để có thể mở rộng được cho vay thì việc áp dụng các sản phẩm mới thích hợp với điều kiện và nhu cầu khách hàng có ý nghĩ vô cùng quan trọng.
Hiện tại VPBank Nam Định có sản phẩm cho vay ôtô đang được khách hàng trên địa bàn Tỉnh Nam Định ưa chuộng. Chính vì sản phẩm này mà vừa qua đã giúp cho VPBank Nam Định có kết quả mở rộng cho vay khá tốt.
Để thành công trong phát triển sản phẩm cho vay VPBank chi nhánh Nam Định cần tập trung nghiên cứu theo các phương hướng như sau:
Thứ nhất là nghiên cứu các sản phẩm cho vay thấu chi kết hợp với phát Hành thẻ ATM. Hiện tại hoạt động dịch vụ thẻ của VPBank Nam Định phát triển khá tốt, tại Thành phố Nam Định VPBank đã lắp đặt 03 máy ATM, chủng loại thẻ của Vpbank cũng rất phong phú và độc đáo, thẻ của VPBank ứng dụng công nghệ thẻ chíp hiện đại. Sản phẩm cho vay thấu chi qua thẻ, hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định các ngân hàng thương mại chưa triển khai vì vậy mà nếu VPBank Nam Định triển khai thực hiện sẽ cho kết quả cao. Sản phẩm cho vay thấu chi còn tạo điều kiện đẻ VPBank Nam Định huy động vốn được tốt hơn
Thứ hai: nghiên cứu phát triển các sản phẩm cho vay đóng mới tàu Vận tải thuỷ. Hiện nay tại Nam Định ngành đóng tàu đang phát triển rất mạnh, rất nhiều các nhà máy đóng tàu được xây dựng, nhu cầu vốn cho đóng tàu rất cao. Qua xem xét áp dụng các phương thức cho vay đối với các nhu cầu đóng tàu còn rất nhiều bất cập. Các nhà máy đóng tàu thường vay vốn đẻ nhập nguyên liệu để SX nhưng khi vay vốn thường gặp khó khăn trong thế chấp tài sản. Nếu VPBank thiết kế sản phẩm cho vay đối với các nhà máy đóng tàu mà tài sản thế chấp là hàng hoá và có kho tàng để quản lý thì có thể cho vay với số vốn lớn đối với các nhà máy đóng tàu.
Thực hiện nghiên cứu cơ bản thị trường Nam Định từ đó xây dựng chính sách đồng bộ phát triển VPBank Nam Định.
Đề án thành lập VPBank Nam Định đã có nội dung nghiên cứu về thị trường Nam Định, nhưng đó chỉ là những nghiên cứu mang tính tổng quát để đưa ra quyết định thành lập chi nhánh. Để thực hiện mở rộng cho vay
nhất thiết cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về thị trường về khách hàng vay vốn. Mục đích của nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu thị trường để lắm bắt các đặc điểm của thị trường từ đó xây dựng các giải pháp và mục tiêu cho phù hợp.
Nghiên cứu thị trường tập trung vào các nội dung nghiên cứu: nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu về ngành nghề trên thị trường, các mô hình tổ chức SXKD phổ biến trên địa bàn, hệ thống ngân hàng thương mại, tình hình cạnh tranh trên địa bàn, giá cả…
Kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy thành phố Nam Định là một trong ba thành phố ra đời sớm nhất tại Miền bắc đó là Thành phố Hà nội, Thành phố Hải phòng và Thành phố Nam Định. Nền kinh tế của Nam Định gần đây phát triển chậm, các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp lớn rất ít. Ở Nam Định có rất nhiều các làng nghề truyền thống như làng nghề đúc đồng, làng nghề rèn, làng nghề mộc… Nền kinh tế Nam Định nằm phân tán ở các địa phương, hầu như huyện nào cũng có các khu công nghiệp nhỏ, Các huyện phía nam Nam định có kinh tế phát triển hơn các huyện phía bắc. Các huyện phía nam mạnh về kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển. Ngược lại các huyện phía bắc gần đây đang phát triển mạnh về công nghiệp do có nhiều thuận lợi về giao thông và địa lý. Ngành nghề chủ yếu ở Nam Định là nghề may, nghề dệt do kế thừa truyền thống nghề dẹt từ những năm bao cấp. Các làng nghề truyền thống cũng phát triển mạnh như nghề rèn, nghề mộc, nghề sản xuất mây, tre đan xuất khẩu…Gần đây nghề đóng tàu cũng đang phát triển mạnh. Ở các huyện ven biển kinh tế biển cũng phát triển rất mạnh như: nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, vận tải đường biển. Mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính, ngân hàng chưa cao.
Ở Nam Định hiện nay chỉ có duy nhất một ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động đó là VPBank, ngoài VPBank còn lại là các ngân hàng
thương mại Nhà nước. Trên thị trường Thành phố Nam định đã xuất hiện sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, ở thị trường Nông thôn chủ yếu là thị trường của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu thị trường, trên cơ sở định hướng chiến lược của VPBank Việt Nam và VPBank Nam định để xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp.