C. Tình hình nền kinh tế Nam Định và mức độ mở rộng cho vay của các ngân hàng Nam Định.
2 Mức gia tăng dư nợ 74 100
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại địa phương
Nguồn vốn có ý nghĩa quyết định với mở rộng cho vay, không có nguồn vốn thì không thể mở rộng cho vay được. Trong nguồn vốn thì nguồn vốn huy động tiết kiệm từ dân cư có ý nghĩ vô cùng quan trọng. Đây Là nguồn vốn ổn định và cơ bản nhất đối với VPBank Nam Định, vì vậy mà nhất thiết phải đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.
Biện pháp đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư cần tập trung vào các biện pháp chủ yếu dưới đây:
Các biện pháp về lãi suất
Lãi suất là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả hoạt động huy động nguồn vốn đối với dân cư. Lãi suất huy động vốn cao sẽ làm gia tăng kết quả huy động vốn và ngược lại. Cần phải sử dụng lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với thị trường để thu hút nguồn vốn. Đối với VPBank Nam Định là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên hoạt động trên địa Bàn tỉnh Nam Định thì vị thế của VPBank Nam Định còn hạn chế hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh khác, muốn tăng trưởng nguồn vốn huy Động thì lãi suất huy động phải cao hơn các ngân hàng trên địa bàn.
Về sản phẩm huy động vốn
Sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động huy động vốn . Nhu cầu của công chúng ngày càng phát triển và đa dạng vì vậy sản phẩm tiền gửi cũng phải thường xuyên thay đổi đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Mỗi khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế đều có những đặc điểm khác nhau.
Cần đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới tăng lợi ích cho khách hàng. Ban hành các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ngắn như tiết kiệm tuần, tiết kiệm ngày, tiết kiệm có lãi suất linh hoạt, tiết kiệm rút gốc linh hoạt.. Từ đó tăng thu hút công chúng gửi tiền tiết kiệm.
Tổ chức phát hành phát hành chứng chỉ tiền gửi để tạo ra nguồn vốn ổn định nhằm cải thiện cơ cấu nguồn vốn tạo cơ sở để cân đối và cơ cấu lại dư nợ cho phù hợp.
Thời gian gần đâu khách hàng gửi tiền tiết kiệm đã quan tâm rất nhiều đến tính lỏng của tiền gửi tiết kiệm, VPBank cần phải nghiên cứu phát triển các sản phẩm có tính linh hoạt các để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tính linh hoạt thể thể hiện dưới hai khía cạnh là ban lãi suất rút trước hạn và lãi suất thả nổi. Thiết kế một sản phẩm có lãi suất rút trước Hạn và
có thể được điều chỉnh lãi suất theo lãi suất thị trường sẽ đáp ứng được như cầu gửi tiền của khách hàng trong khi lạm phát gia tăng như hiện nay.
Không chỉ quan tâm đến huy động tiền gửi của dân cư mà phải thường xuyên quan tâm đến tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh. Quan tâm đến việc tìm kiếm các nguồn tiền lớn của các tổ chức kinh tế và cá nhân để thực hiện sản phẩm hợp đồng tiền gửi nhằm tăng nhanh nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu mở rộng cho vay.
Về công nghệ
Hiện nay VPBank đã áp dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tập trung băng chương trình T24 đây là hệ thống mà VPBank đã nhiều năm nghiên cứu phát triển. Với hệ thống quản lý bằng phần mềm T24 VPBank không những đã đáp ứng được các nhu cầu thanh toán nhanh, chính xác. Tiền gửi tiết kiệm tại Vpbank đã thực hiện gửi một nơi, lĩnh nhiều nơi. Bên cạnh đó cần phải trang bị hiện đại hoá đồng bộ các khâu trong quá trình hoạt động nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
Các biện pháp khác
Ngoài những biện pháp cơ bản kể trên cần phải thi hành đồng bộ các biện pháp khác như: tăng cường tuyên truyền bằng mọi hình thức để công chúng thấy được sự ra đời của VPBank Nam Định.. Mở rộng màng lưới các phòng giao dịch và chi nhánh. Thực hiện nếp sống văn minh trong giao dịch với khách hàng …
Mục tiêu huy động vốn tại VPBank Nam Định đến năm 2010.
Trong quá trình hoạt động VPBank Nam Định luôn tự cân đối được nguồn vốn để kinh doanh, số dư nguồn vốn thường lớn hơn dư nợ, vốn thừa VPBank Nam Định điều chuyển cho Hội sở VPBank. Phát huy thế mạnh về hoạt động huy động vốn để nâng cáo hiệu quả kinh doanh VPBank Nam Định cần đặt mục tiêu tự cân đối lấy nguồn vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu Thời Thời Thời Thời Bình
S Điểm Điểm Điểm Điểm Quân
TT 31/12/07 31/12/08 31/12/09 31/12/10 Năm 1 Tổng dư nợ 76 150 250 500 2 Tổng nguồn vốn HĐ 126 200 350 550 3 Mức gia tăng NVHĐ 74.4 150 200 141 4 Tốc độ TTNVHĐ (%) 59 75 57 113
Để có thể tự cân đối được nhu cầu vốn cho mở rộng như nợ VPBank Nam Định cần có mức gia tăng dư nợ bình quân là 141 tỷ đồng / năm và phải có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân là 113%/ năm