Những hạn chế tồn tại:

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội” potx (Trang 60 - 61)

- Công ty chưa thực hiện hoạt động nghiên cứu marketing và xây dựng chiến lược marketing định vị, do đó các chính sách của Công ty thường bị động, mang tính đối phó với những thay đổi của thị trường. Từ đó dẫn đến tình trạng lập chiến lược bán hàng chưa được hợp lý. Hơn nữa, các nội dung được xác lập trong chiến lược chưa cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở mức độ chung chung. Mà một chiến lược mặt hàng đạt tiêu chuẩn chỉ khi các nội dung trong quy trình được hoạch định chi tiết.

- Việc xây dựng các chỉ tiêu KH cho năm sau ở Công ty thường dựa vào kinh nghiệm và phán đoán khả năng tiêu thụ mà chưa phát triển việc nghiên cứu thị trường. Đặc biệt, đây là những mặt hàng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày của nhân dân, sản xuất có tính thời vụ, đòi hỏi việc nghiên cứu thị trường phải thường xuyên, đầy đủ, kịp thời, có độ chính xác cao, có tính chất dự báo cụ thể và linh hoạt.

- Lực lượng bán hàng của Công ty còn một bộ phận nhân viên bán hàng chưa chuyển kịp với sự thay đổi từng ngày của cơ chế thị trường. Một số ít đôi khi còn giữ thái độ bán hàng của thời kỳ bao cấp trước đây, lạnh nhạt với khách hàng, cá biệt có người chưa nhận thức được quyền lợi của cá nhân là gắn liền với quyền lợi của Công ty từ đó có tư tưởng cá nhân hoặc thờ ơ lãnh đạm với công việc bán hàng và phục vụ khách hàng.

- Ngoài ra, còn một số quầy hàng chưa được sắp xếp hợp lý hệ thống giao tiếp khuyếch trương bán ở Công ty chưa được quan tâm thích đáng. Tư duy về quản trị bán hàng chưa thực sự đi sâu vào các hoạt động kinh doanh của Công ty, áp dụng các chính sách marketing còn ít. Các hoạt động hỗ trợ cho việc tiêu thụ mặt hàng hầu như không có và không được thực hiện, chính sách quảng cáo và xúc tiến bán hàng còn hạn chế.

- ở các trung tâm thương mại trên các trục đường lớn thuận tiện cho việc kinh doanh nhưng lại không được thiết kế khu vực để xe rộng rãi cho khách hàng nên tạo tâm lý "ngại" vào mua sắm hàng hóa cho khách hàng vì không có chỗ để xe.

- Cuối cùng, để vận hành và kiểm tra quá trình thực hiện chiến lược quản trị bán hàng đòi hỏi số lường người cũng như các chi phí tái chính là không nhỏ bởi khối lượng công việc rất lớn, song số nhân viên có trình độ trong lĩnh vực này rất ít.

Nguyễn Thị Tú Uyên – K35A5 – Quản trị doanh nghiệp

Những nhược điểm trên đây của Công ty cần được quan tâm hơn và cần phát huy những ưu điểm để Công ty tồn tại và phát triển trên thị trường đáp ứng đầy đủ và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho tập thể Công ty. Do đó, Công ty cần phải tìm ra nguyên nhân của nó.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nội” potx (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)