II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY.
3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại.
Qua phân tích tình hình, ta có thể rút ra một số nguyên nhân của những tồn tại trên như sau:
Từ phía nhà nước:
- Việt Nam chưa gia nhập tổ chức thương mại quốc tế ( WTO ) nên chưa được hưởng cơ chế huệ quốc.
- Mặc dù được nhà nước khuyến khích ưư đãi về thuế do kinh doanh mặt hàng truyền thống nhưng do chính sách chung về thuế của nước ta còn nhiều bất cập nên ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của công ty.
- Cho tới nay, chính sách về hạn ngạch xuất khẩu vẫn còn khá cứng nhắc, không thông thoáng. Mặt khác, dù cơ chế mới đã đơn giản hoá nhiều đi thủ tục hành chính song cho tới nay còn có nhiều thủ tục rườm rà như thủ tục hải quan…
- Vấn đề vốn và sự hỗ trợ xuất nhập khẩu khác còn chưa được quan tâm đúng mức gây không ít khó khăn, hạn chế cho công ty. Thường công ty phải đi vay với lãi xuất cao, thời hạn ngắn nên hầu như công ty luôn bị đọng về vốn.
Nguyên nhân khách quan:
- Tác động của cơ chế thị trường những năm đầu đã từng làm cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ một thời bị lao đao, mai một dần vì sản xuất không tiêu thụ được, nhiều nơi bị giải thể hoặc chuyển nhượng thành nghề phụ. Thêm vào đó là việc không có sự qui hoạch các vùng nguyên liệu cộng với sự khai thác bừa bãi khiến cho giá thành sản phẩm sản xuất ngày một tăng, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.
- Cũng do tác động của cơ chế thị trường,số lượng các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu hang thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng tạo nên sự cạnh tranhgay gắt. Hiện tại, công ty phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp thương mại, công ty phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong cả nước.
Trong nước: có ARTEX Thăng Long, ATEX Sài Gòn Tocontap, ARTEX Hải Phòng, Barotex… và các hợp tác xã, công ty tư nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ khác.
Nước ngoài: hàng năm kim năm, kim ngạch trao đổi hàng thủ công mỹ nghệ trên cả thế giới vào khoảng vài chục tỷ usd, chỉ tính một số nước ở gần Việt Nam : Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, malaisia, doanh hu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng đạt tới 4 tỷ USD/năm,
tốc độ tăng trưởng trong vài năm gần đây từ 8% đến 10%. Riêng Trung Quốc và Ấn Độ là những nước xuất khẩu hàng cmn lớn nhất kim
ngạch, mỗi nước khoảng 0,8 đến 1 tỷ USD. Do vậy vùa phải cạnh tranh trong nứoc vừa phải cạnh tranh với nước ngoài đã đặt ra nhiều khó khăn lớn cho công ty trong việc ổn địnhvà mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp:
- Công ty còn chưa hoàn toàn chủ động trong việc khai thác tìm kiếm thông tin thị trường nên thường qua nhiều trung gian. Điều này gây nhiều hạn chế trong việc đưa ra thị trường những sản phẩm mới độc đáo và đôi khi còn bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
- Mặc dù đã có một đội ngũ cán bộ kinh doanh nhiệt tình tận tụy với công việc song những người có kinh nghiêm tropng kinh doanh thương mại quốc tế thì không nhiều. Do vậy, công ty thường gập khó khăn trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng, khách nước ngoài thường giành thế chủ động, ép giá nên công ty thường phải bán với giá thấp, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh doanh xuất khẩu và lợi nhuân của công ty. - Nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ ngày cáng lớn với những yêu cầu đòi hỏi rất cao, phải đa dạng hoá về chủng loại, về màu sắc và phải có những đường nét riêngmang đậm bản sắc dân tộc. Nhưng hiên nay, những yêu cầu mới này công ty vẫn chưa đáp ứng một cách linh
hoạt được và chưa theo kịp thị trường. Nguyên nhân chính là do công tác marketing xuất khẩu chưa đạt hiệu quả cần thiết trong việc tìm kiếm thông tin về nhu cầu thị trường.
- Công ty vẫn đơn thuần là công ty thương mại, không có cơ sở sản xuất riêng nên gặp không ít khó khăn trong công tác thu mua hàngvà đảm bảo chất lượng đồng nhất. Công ty không chủ động được nguồn hàng nên khó có thể giới thiệu sản phẩm của mình với các bạn hàng trên thế giới, đặc biệtlà đối với thị trường mới. Nhiều khi hàng mẫu và hàng thật không đồng nhất về kích cỡ và chất liệu. Điều này không chỉ làm mất đi bạn hàng mà còn làm xấu đi hình ảnh, uy tín của công ty trên thị trường.