VI. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp
4. Môi trường kinh doanhcủa công ty dược phẩm thiết bị y tế Hà
tế Hà Nội (HAPHARCO).
Môi trường kinh doanh là toàn bộ các tác nhân bên ngoài doanh nghiệp có liên quan và ảnh hưởng tơí quá trình tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bên ngoài bao gồm:
a. Môi trường đặc trưng:
Môi trường kinh doanh đặc trưng của doanh nghiệp là những yếu tố môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp và làm cho nó phân biệt với các doanh nghiệp khác.
Khách hàng của công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội(Hapharco) chủ yếu bao gồm các bệnh viện trực thuộc Hà Nội và các bệnh viện tuyến trung ương nằm trên địa bàn Hà Nội. Đây là khách hàng thường xuyên và tin cậy của công ty. Tập khách hàng này đã đem lại doanh thu tương đối ổn định cho công ty, ngoài ra các quầy bán lẻ cũng có doanh thu không kém nhưng không được đều đặn lắm. Công ty đang đầu tư trang thiết bị nhà cửa, nội thất cửa hàng khang trang sạch đẹp hơn để lôi kéo thêm khách hàng về cho mình, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thường xuyên của mình. Cụ thể đầu năm 1997 công ty cho khai trương cửa hàng số 2 Hàng Bài với không gian thoáng mát, kết cấu công trình bên trong lịch sự, bố cục quầy hiện đại... đã được khách hàng hoan nghênh và ủng hộ nhiệt liệt, đem lại bộ mặt mới cho công ty.
• Các nhà cung cấp hàng hoá:
Từ khi có chính sách mở cửa có nhiều công ty dược phẩm và thiết bị Y tế của nước ngoài tìm hiểu và bắt tay với công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội (HAPHARCO), sự quan hệ kinh tế này đều được thể hiện với nhiều hình thức, đem lại các khoản hoa hồng và doanh thu to
Ví dụ: Công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội (Hapharco) đã nhận làm đại diện tư cách pháp nhân cho các công ty dược phẩm Ciba Geigy, công ty B.Brau, công ty Bay er, công ty MSD,... Để đứng ra nhập khẩu hàng của họ cho các công ty Việt Nam khác không có Quota nhập khẩu và được hưởng hoa hồng phần trăm hoặc đứng ra độc quyền phân phối một số mặt hàng dược phẩm khác trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như thị trường dược phẩm toàn quốc.
Hiện nay công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội (Hapharco) là một trong năm công ty dược phẩm Việt Nam được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, đây là thế mạnh không phải ai cũng có được. Chính vì thế mà công ty có điều kiện phát triển mạnh hơn, có uy tín trên thị trường dược phẩm quốc tế như các nước Pháp, Thụy Sỹ, Canada, Hà Lan,Nhật Bản,CHLB Đức, Thái Lan. Ngoài ra công ty còn liên doanh với công ty Neo unicap, công ty JP Trading của Thái Lan để thành lập xưởng sản xuất thuốc tại Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề giá thành sản phẩm. Đây là những tiến bộ mới của công ty trong những năm đầu của nền kinh tế thị trường, xoá bỏ bao cấp từ chỗ chỉ là công ty địa phương trên địa bàn Hà Nội chuyên sản xuất và cung cấp thuốc thông thường và phân phối hàng viện trợ. Nay đã trở thành công ty có uy tín với chất lượng thuốc tăng lên, số mặt hàng phong phú,đáp ừng tương đối đầy đủ cho khách hàng khó tính nhất.
• Đối thủ cạnh tranh và so sánh đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay có thể nói công ty có đủ sức cạnh tranh được với các đơn vị dược phẩm trung ương khác trên địa bàn Hà Nội. Tất nhiên không phỉ mọi việc suông sẻ ngay từ đầu, chính là cơ chế thị trường từ chỗ công ty được bao cấp hoàn toàn đến chỗ công ty phải tự hạch toán kinh
doanh, tự lần mò lối đi cho chính mình. Công ty đã gặp không ít khó khăn từ những tác nhân bên ngoài đưa lại.
Ví dụ: Công ty xuất nhập khẩu dược phẩm ( Vimedimex) là một công ty dược phẩm trung ương hoặc một công ty dược phẩm khác to lớn hơn cả về số lượng và chất lượng là công ty dược phẩm trung ương I ( CPCI). Thị trường của họ rất rộng lớn, họ có quyền phân phối thuốc cho toàn bộ các tỉnh phía Bắc và các bệnh viện trung ương tại Hà Nội. Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ công nhân viên của họ gấp năm đến sáu lần công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội (Hapharco). Nhưng chính điều đó có vẻ là khó xoay chuyển ở một cơ chế đồ sộ đó với chế độ bao cấp đã thấm sâu vào từng con người khiến họ không quen tự chủ sáng tạo tìm ra hướng đi cho chính mình nhanh chóng nhưng vì họ là công ty lớn nên có những thuận lợi hơn trong việc gây lòng tin và dễ phô trương tiềm năng của mình nên bước đầu họ đã được các nhà cung cấp hàng hoá và đối tác nước ngoài quan tâm đến.
Nhưng với sự nhanh chóng và chính sách mềm dẻo cùng với đội ngũ lao động trẻ đầy năng lực, công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội (Hapharco) đã gây được sự chú ý đối với các nhà cung cấp và đầu tư nước ngoài dần dần chứng minh được thực sự năng lực kinh doanh của mình. Hiện nay công ty đã có tới 1/2của toàn bộ số công ty dược phẩm nước ngoài cộng tác trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu và sản xuất hàng hoá.
Đối với một số công ty dược phẩm Hà Nội khác ngang hàng thì công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội (Hapharco) có nhiều thế mạnh hơn về cơ sở vật chất, trụ sở ở ngay số 2 Hàng Bài trung tâm thành phố, hệ thống bán lẻ rộng khắp tại các quận huyện. Hơn nữa công ty được
Bộ cho phép độc quyền phân phối hàng hoá cho các bệnh viện của Hà Nội.
b. Môi trường chung của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh chung là toàn bộ các tác nhân nằm ngoài tổ chức doanh nghiệp. Mặc dù không có liên quan trực tiếp và rõ ràng với doanh nghiệp nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới nó.
Tình hình kinh tế chính trị xã hội ở nước ta trong mấy năm gần đây nhờ vào chính sách mở cửa và chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ, tình hình kinh tế của nước ta nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng đã tăng trưởng đều đặn. Mức tăng trưởng của nền kinh tế cả nước tăng từ 7 đến 9%/ năm, thu nhập quốc dân trên đầu người ngày một tăng cao, đời sống nhân dân nhất là các thành phố lớn và Hà Nội ngày càng được cải thiện rõ rệt do sức mua của người dân tăng lên.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ với kinh nghiệm quý báu của các nước láng giềng đi trước, nước ta đã và đang vượt qua thử thách đó đưa nền kinh tế phát triển không ngừng ổn định lạm phát, tăng cường giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, ổn định đời sống chính trị xã hội và an ninh quốc phòng. Nhà nước ta đang tập trung vào chống tệ nạn tham nhũng của bộ phận cán bộ xấu, chủ trương giữ giá đồng tiền Việt Nam ổn định, ổn định tỷ giá hối đoái và lãi suất ngân hàng.
Tất cả các điều kiện trên đã mở ra cho các doanh nghiệp nước ta một tương lai sáng lạng và rộng mở, khuyến khích họ tập trung trí tuệ để củng cố phát triển kinh doanh sản xuất cùng đưa nền kinh tế Việt Nam trở nên vững mạnh hơn.
Đó là yếu tố thuận lợi để công ty dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội (Hapharco) mạnh hơn trong việc đầu tư cả về chiều sâu và chiều
là tăng thêm lượng hàng kinh doanh mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
c. Đối với mặt hàng cạnh tranh:
- Về thuốc tân dược: Hai doanh nghiệp cạnh tranh lớn là
công ty xuất nhập khẩu dược phẩm trung ương (Vimedimex) và công ty dược phẩm trung ương I ( CCPI) hai công ty mạnh hơn cả về vốn lẫn bộ máy quản lý và cán bộ công nhân viên, thị trường của họ cũng rộng lớn hơn. - Về mỹ phẩm hoá chất: công ty có kinh doanh các loại mỹ
phẩm và hoá chất của hãng KISSME và LEPHADERM của Pháp trong khi ở Hà Nội các mỹ phẩm khác cạnh tranh. - Về vật tư Y tế : Có rất nhiều nhà cạnh tranh trong và ngoài
nước như cônh ty thiết bị Y tế trung ương I ( Medinsco) và các công ty nước ngoài như Corning của Mỹ, Simazu của Nhật...
- Về dịch vụ kiều hối: Dịch vụ kiều hối là nhiệm vụ cơ bản
của công ty đã đem lại nhiều lợi nhuận, có các ngân hàng trong và ngoài nước chuyên phục vụ việc chuyển tiền nhanh chóng và thuận tiện hơn đã ảnh hưởng tới lượng khách hàng của công ty.
- Về mạng lưới phân phối hàng hoá: Hà Nội mở ra nhiều
trung tâm bán buôn và bán lẻ hàng hoá dược phẩm, các trung tâm này đã phân tán lượng khách hàng tập trung tại công ty do đó doanh số bị ảnh hưởng, lượng khách hàng mới ít, đa số là khách hàng cũ quen thuộc.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG MỘT SỐ NĂM QUA CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM THIẾT BỊ Y TẾ HÀ NỘI(HAPHARCO).
Như chúng ta đã thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của các nhà quản lý. Để đánh giá được kết quả này ta phải phân tích một số chỉ số tài chính được thực hiện và so sánh các chỉ số đó. Các báo cáo tài chính sẽ phản ánh trung thực thường xuyên kết quả của việc đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn nắm bắt được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thấy được sự vận hành phối hợp giữa các bộ phận của doanh nghiệp thì cách nào hơn và hiệu quả hơn là so sánh các con số kế toán và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và nó có vị trí quan trọng phản ánh thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty Dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phân phối dược phẩm và thiết bị y tế cho các bệnh viện cho khu vực phía Bắc và Hà Nội với nét đặc thù của thị trường trong các hoạt động của doanh nghiệp năm1997 và năm 1998 công ty đang hoàn thiện các hoạt động tiến tới cơ cấu mặt hàng phong phú, chất lượng hàng hoá cao, hệ thống phân phối hoàn chỉnh thuận tiện, thủ tục thanh toán nhanh gọn.
Để làm rõ được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta cần nhìn nhận một số các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.
Bảng I: Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp B01 DN
A. TSLĐ 77656304 90741368 A. Nợ phải trả 73368098 86272134 I. Tiền 27193982 29996080 I. Nợ ngắn hạn 73365268 86272133 1. Tiền mặt 280503 221041 1. Vay ngắn hạn 10745126 13122041 2. Tiền gửi NH 26760537 29720492 2. Trả cho ng.bán 41748480
4
55409274 3. Tiền đang
chuyển
152940 54547 3. Ng. mua T. trước 12612951 3161350 II. CK phải thu 20659362 29972391 4. Thuế phải nộp 606687 1651676 1. PT từ khách hàng 19713567 25524196 6. Trả CBCNV 550477 627551 2. TT cho người bán 105600 37991 7. Phải nộpk hác 7400237 12290718 3. Khoản PT khác 840195 4410204 II. Nợ khác 1. TS chờ xử lý 2812 9523 III. Hàng tồn kho 29 155900 29828258 1. Nguyên vật liệu 765589 136930 2. Công, dụng cụ 48927 116404 3. CFSX dở dang 53158 28234 4. Hàng tồn kho 28233126 29545327 5. DP giảm giá 1100 1363 IV. TSLĐ khác 647059 644640 1. Tạm ứng 628099 621398 2. CF trả trước 6159 14372 3. CF chờ kết chuyển 9000 6749 4. TS chờ xử lý 3801 2120 B. TSCĐ & ĐTDH 1901063 2177869 B. Vốn CSH 4189269 6647104 I. TSCĐ hữu hình I. Nguồn vốn quỹ 4189269 6647104 - Nguyên giá 2413457 2480166 1. Nguồn vốn KD 3079445 5079445 - Giá trị hao mòn (1031398) (1100265) 2. Quỹ PTKD
III. CFXD cơ bản 519004 797968 3. Lãi chưa phân phối
821080 1109950 4. Quỹ khen thưởng 288743 457699 Tổng tài sản 79557368 92919237 Tổng nguồn vốn 79557368 92919237
Bảng 2: Bảng báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh B02 DN Đơn vị tính: Nghìn đồng Phần I Lỗ, Lãi
Chỉ tiêu Mã số 1997 1998
Tổng doanh thu 01 198.567.500 234.309.650 Trong đó: Doanh thu hàng XK 02
Các khoản giảm trừ (04 + 05 - 06 +07)
03
+ Thuế doanh thu, thuế XNK 07 2.084.164 2.459.281 1. Doanh thu thuần (01 - 03) 10 196.483.337 231.850.369 2. Giá vốn hàng bán 11 186.071.683 219.564.586 3. Lợi tức gộp (10 - 11) 20 10.411.654 12.285.783 4. Chi phí bán hàng 21 8.830.955 10.332.217 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 200.285 236.337 6. Lợi tức thuần từ HĐSXKD (20 -
(21 + 22))
30 1.380.414 1.717.229 7. Lợi tức từ HĐ tài chính (31 - 32) 40
- Các khoản thu nhập bất thường 41 112460 132703 8. Lợi tức bất thường (41 - 42) 50 112.460 132.703 9. Tổng lợi tức trước thuế (30 + 40
+50)
60 1.492.874 1.849.932 10. Thuế lợi tức phải nộp 70 671.793 739.973 11. Lợi tức sau thuế (60 - 70) 80 821.080 1.109.959
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu 1997 1998
I. Thuế 2.927.390 3.423.004
1. Thuế doanh thu (hoặc VAT) 2.084.164 2.459.281
4. Thuế lợi tức 671.793 739.973
7. Thuế nhà đất 17.350 16.250
1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội(HAPHARCO).
a. Cơ cấu tài sản của công ty:
Để xem xét công tác quản lý sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong những năm gần đây ta không thể quan tâm tới tỷ trọng của từng bộ phận và công dụng của chúng thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu tài sản của công ty DPTBYT Hà Nội. Đơn vị tính : Nghìn đồng Chỉ tiêu 1997 1998 So sánh Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % A. TSLĐ 77656305 97,62 90741368 97,66 +13085063 I. Tiền 2719382 34,18 29996080 32,28 +2802798 110.3 II. Các khoản phải thu 20569363 25,85 29972391 32,27 +9403022 145,71 III. Hàng tồn kho 29155901 36,65 29828258 31,1 +672357 102,3 IV. TSLĐ khác 647059 0,81 644639 0,69 -2420 99,62 B. TSCĐ 1901063 2,38 2177869 2,34 +276806 114,56 Tổng tài sản 79557368 100 92919327 100 +13361959 116,8
Trong bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội cho thấy tài sản lưu động và tài sản cố định của công ty năm 1997 so với năm 1998 đều tăng về con số tương đối và số tuyệt đối. Điều này là thuận lợi nếu đơn vị sử dụng hợp lý và hiệu quả. Trong bảng phân tích cơ cấu tài sản ta thấy:
Tài sản lưu động năm 1997 là 77656305000 đ chiếm 97,62% tổng tài sản và năm 1998 là 90741368000 đ chiếm 97,66% tổng tài sản tăng lên số tuyệt đối là +13085063000 đ số tỷ trọng tăng là 116,84%. Trong đó tiền của công ty năm 1997 là 27193982000 đ chiếm 34,18% tổng tài sản, năm1998 là 29996080000 đ chiếm 32,28% tổng tài sản số tuyệt đối tăng lên là +2802798000 đ số tỷ trọng tăng 110,3%. Các khoản phải thu của công ty năm1997 là 20569363000 đ chiếm 25,85% tổng tài sản, năm 1998 là 29972391000 đ chiếm 32,27% tổng tài sản số tuyệt đối
của công ty năm 1997 là 29155901000 đ chiếm 36,65% tổng tài sản năm1998 là 29828258000 đ chiếm31,1% tổng tài sản số tuyệt đối tăng lên là + 672357000 đ số tỷ trọng tăng lên là 102,3%. Tài sản lưu động khác của công ty năm 1997 là 467059000 đ chiếm 0,81% tổng tài sản, năm 1998 là 644639000 đ chiếm 0,69% tổng tài sản số tuyệt đối giảm - 2420000 đ tỷ trọng giảm 99,62%.
Tài sản cố định của công ty năm 1997 là 1901063000 đ chiếm 2,38% tổng tài sản, năm 1998 là 2177869000 đ chiếm 2,34% số tuyệt đối tăng lên là + 276806000 đ tỷ trọng tăng lên 114,56%.
b. Cơ cấu nguồn vốn của công ty:
Đối với nguồn hình thành tài sản, cần phải xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ( Ngân hàng, nhà cung cấp...)