Điều kiện tự nhiên, kinh tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cao su Sao vàng - Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 28 - 33)

2.1.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế.

Việt Nam là một quốc gia mà phương tiện giao thông hiện nay chủ yếu là xe đạp, xe máy và một phần là xe ô tô nên nhu cầu về mặt hàng săm lốp là rất lớn.Theo thống kê năm 2000, ở Việt Nam có khoảng 28 triệu xe đạp, 6 triệu xe máy và 45 nghìn ô tô nhưng đến nay thì số lượng các phương tiện giao thông này đã tăng cao. Điều này được xem là dễ hiểu bởi ngày nay ở Việt Nam mức sống của con người đã dần được cải thiện nhu cầu ngày càng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2001 là: 430 USD và hướng tới năm 2010 con số này sẽ lên tới 800 USD.

Một lý do khác nữa là lượng xe máy, ô tô nhập khẩu vào Việt Nam khá lớn dẫn đến tình trạng các phương tiện giao thông tăng lên. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm săm lốp của Công ty.

Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Hầu hết các mặt hàng của Công ty, nhất là các mặt hàng chủ yếu có sức tiêu thụ phụ thuộc vào từng mùa trong năm, mùa nắng tiêu thụ

nhiều hơn và ngược lại. Quý 3 nắng nhất nên bao giờ cũng tiêu thụ mạnh nhất. Quý vào cuối năm, đồng thời cũng là mùa khai trường nên sức tiêu thụ cũng khá cao.

Ngoài ra, điều kiện về cơ sở hạ tầng như đường xá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu thụ săm lốp của Công ty. Ở những vùng đồng bằng đường xá giao thông thuận lợi nên săm lốp ô tô xe máy, xe đạp thường mỏng hơn, khách hàng thường chú trọng nhiều hơn đến mẫu mã sản phẩm. Do đó Công ty thường xuyên phải cải tiến mẫu mã của sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ở những vùng nông thôn, miền núi, nhu cầu tiêu thụ không cao bằng khu vực đồng bằng, sản phẩm săm lốp phải dày, bền để phù hợp với đặc điểm đường xá ở đây.

2.1.2.Sản phẩm

Mặt hàng săm lốp hiện nay cung cấp cho thị trường Việt Nam bao gồm rất nhiều các nguồn như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... Và từ các Công ty nội địa như Cao su Đà Nẵng, Cao su miền Nam và các doanh nghiệp tư nhân khác...

Công ty Cao su Sao Vàng đang đứng trước một thị trường đầy cạnh tranh: các Công ty cao su nước ngoài đang ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam cạnh tranh với Công ty cao su Sao Vàng bằng chất lượng và chủng loại, làm co hẹp thị trường sản phẩm trong nước. Chất lượng sản phẩm của các Công ty nước ngoài đang rất được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng bởi có

thức hỗ trợ sau tiêu thụ cho người bán. Chất lượng sản phẩm săm lốp của các Công ty nước ngoài có chất lượng hơn hẳn chất lượng các sản phẩm trong nước của Việt Nam. Thế nhưng sản phẩm cuả các Công ty này chủ yếu là săm lốp ô tô, xe máy chứ không có sản phẩm săm lốp xe đạp: do đó, Công ty Cao su Sao Vàng có lợi thế về sản phẩm săm lốp xe đạp bởi đây vốn đã là sản phẩm truyền thống của Công ty.

Có thể nói Công ty Cao su Sao Vàng đang bị cạnh tranh mạnh từ rất nhiều phía, nhưng nhờ có sự đánh giá đúng sức mạnh của mình mà các sản phẩm săm lốp của Công ty luôn đứng vững và ngày càng phát triển.

2.1.3.Đối thủ cạnh tranh

Ở nước ta hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất săm lốp cao su là một ngành có tốc độ phát triển lớn và đạt doanh thu cao. Tính đến năm 2001 sản phẩm sản xuất từ cao su đã được tiêu thụ trên 35 tỉnh thành phố, với mức doanh thu đạt 429,093 tỷ đồng, nộp ngân sách 25,950 tỷ đồng. Với những số liệu như trên cho thấy thị trường của ngành cao su là một thị trường rất lớn cạnh tranh gay go và khốc liệt.

Theo thống kê của Thời báo doanh nghiệp Việt Nam thì hiện nay có khoảng 15 Công ty (cả trong và ngoài nước) đăng ký bán sản phẩm tại thị trường Việt Nam, trong đó có một số Công ty nổi tiếng như Kenda (Đài Loan), Beston... với chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, Công ty Cao su Sao Vàng luôn phải chủ động sáng tạo, đổi mới sản phẩm và không

ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty luôn phải xác định rõ vị thế của mình trên thị trường, mức thị phần chiếm là bao nhiêu, để có chiến lược kinh doanh đúng đắn chống sự tụt hậu.

Bảng 6: Các đối thủ cạnh tranh của Công ty. SẢN PHẨM CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Săm lốp xe đạp Công ty cao su Đà Nẵng, Công ty cao su Miền Nam, săm lốp Thượng Hải Trung Quốc

Săm lốp xe máy

Công ty cao su Đà Nẵng, Công ty cao su Miền Nam, hãng Genda, liên doanh của VM.VT tổng Công ty cao su, INOUE Việt Nam (IRV), hàng Thái Lan, Kenda Đài Loan. Săm lốp ô tô Công ty cao su Đà Nẵng, liên doanh IAOCOHAMA, hàng

ngoại nhập Ấn Độ,Trung Quốc, Liên Xô, Nhật

Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch thị trường.

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Xét trên bình diện các Công ty trong nước, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty là Công ty cao su Đà Nẵng, cũng là một doanh nghiệp Nhà nước đóng ở miền Trung (thành phố Đà Nẵng) cùng sản xuất săm lốp xe đạp xe máy, ô tô với Công ty Cao su Sao Vàng. Công ty Cao su Đà Nẵng có quy mô sản xuất lớn, sản phẩm ngày càng có uy tín trên thị trường: thị phần của Công ty đã chiếm 60% thị phần thị truờng săm lốp các loại và các tỉnh phía Nam. Công ty Cao su Đà Nẵng đã nâng công suất sản xuất săm lốp xe máy từ 30.000 bộ mỗi năm lên 300.000 bộ mỗi năm, nâng công suất sản xuất lốp ô tô từ 60.000 bộ/ năm lên 200.000 bộ /năm. Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã thực

chi phí sản xuất, giảm tối đa các khoản chi phí hành chính (mỗi năm khoảng từ 5-10%), áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, đưa các kỹ sư sang Hàn Quốc để học công nghệ mới, nhập nguyên liệu (trừ cao su) với chất lượng cao... Để khách hàng biết đến sản phẩm của mình Công ty đã tìm đến các đơn vị sử dụng nhiều sản phẩm của Công ty như các mỏ than, công trình xây dựng ... đưa khách hàng chạy thử với giá bằng 80% mà chất lượng tương đương với hàng ngoại nhập.

Một đối thủ cạnh tranh khác nữa của Công ty cao su sao Vàng là Công ty Cao su Miền Nam, đây là một xí nghiệp của bộ quốc phòng (Z175) chuyên sản xuất săm lốp xe đạp xe máy, ô tô nhưng cạnh tranh không lớn chủ yếu là cạnh tranh về săm lốp xe đạp. Công ty cao su Miền Nam đang từng bước đổi mới trang thiết bị, nâng cao công suất để nâng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.

Nhìn chung hai đối thủ cạnh tranh của Công ty Cao su Sao Vàng đều có những thế mạnh và những điểm yếu riêng so với Công ty ta.

Thế mạnh của đối thủ là việc sản xuất săm lốp xe đạp, có uy tín và bề dày kinh nghiệm, khả năng tiếp thị tốt. Tuy nhiên, việc thực hiện dịch vụ sau phân phối chưa tốt. Bên cạnh đó, ưu điểm của Công ty cao su Sao vàng là: trình độ tay nghề cao, thực hiện dịch vụ đồng bộ, trọn gói, chất lượng đảm bảo, ngoài ra mạng lưới phân phối đã mở rộng, cụ thể là Công ty đã có chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài hai đối thủ cạnh tranh trên, xí nghiệp còn phải cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu và hàng liên doanh. Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều các sản phẩm săm lốp với kiểu dáng, chất lượng tốt của nhiều hãng khác nhau như hãng Kenda (Đài Loan), hãng Genda sản xuất tại Việt Nam, liên doanh VM.VT tổng Công ty cao su, hàng Thái Lan, Nhật... Mặt khác, người tiêu dùng Việt Nam thường có xu hướng thích dùng hàng ngoại, nhất là ở các thành phố . Đây chính là khó khăn lớn nhất mà Công ty Cao su Sao Vàng gặp phải.

Có thể nói, Công ty Cao su Sao Vàng đang bị cạnh tranh mạnh từ phía các đối thủ cạnh tranh của mình. Thông qua việc phân tích một cách tổng thể những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cũng như khái quát tình hình thị trường Việt Nam hiện nay, sẽ là cơ sở để Công ty đưa ra được những kế hoạch tiêu thụ và chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả hơn và dần chiếm lĩnh ngày càng được nhiều thị phần.

Bảng 7: Bảng so sánh thị phần giữa Công ty Cao su Sao vàng và các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cao su Sao vàng - Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w