Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ.doc (Trang 97 - 100)

CỦA CÔNG TY BÁCH HÓA SỐ 5 NAM BỘ

1. Phương hướng

Trong những năm qua, công ty phải đối mặt với những khó khăn thách thức trên thị trường. Để thích ứng với tình hình kinh doanh hiện nay, công ty phải đổi mới hoạt động kinh doanh, xác định mô hình kinh doanh hợp lý, tổ chức tốt các hoạt động nghiệp vụ, tiến hành bố trí và sắp xếp lại lực lượng lao động một cách hợp lý. Với đặc điểm là một doanh nghiệp Nhà nước công ty có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn được giao, thu được nhiều lợi nhuận, tạo việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động, góp phần bình ổn thị trường.

Nhằm tiếp tục phát triển những kết quả kinh doanh đạt được, từng bước nâng cao, mở rộng hoạt động kinh doanh, công ty đã có phương hướng trong những năm tiếp theo :

- Xây dựng kế hoạch liên doanh, liên kết với với một số công ty thương mại khác nhằm mở rộng nguồn cung ứng hàng hóa và tiêu thụ hàng hoá.

- Ký kết hợp đồng làm đại lý cho một số hãng lớn có sản phẩm nổi tiếng trong nước và các hãng nước ngoài tại Việt Nam nhằm giữ vững tập khách hàng truyền thống đồng thời thu hút các khách hàng mới, từng bước tiến tới khách hàng có thu nhập cao.

- Mở rộng hoạt động siêu thị cả về chiều rộng và chiều sâu bao gồm quy mô và địa bàn hoạt động, con người và trang thiết bị...

+ Chuyển một phần hoặc toàn bộ hoạt động bán hàng theo quầy hàng sang bán hàng siêu thị để phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng này

+ Mở thêm các siêu thị ở các khu đô thị mới

+ Mở thêm quầy dịch vụ, thức ăn chín, rau sạch, rau an toàn để phục vụ người tiêu dùng

- Xây dựng đội ngũ nhân viên, cán bộ kinh doanh và quản lý có đủ năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển

- Đầu tư, đổi mới, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ cho khách hàng - Tiếp cận tốt với các kênh phân phối ở các tỉnh

- Xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp, chiến lược giảm thiểu chi phí, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.

- Xây dựng lịch trình để tham gia xuất nhập khẩu vào thị trường các nước khác

2. Mục tiêu

Đối với một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng, công ty xác định các định mức và các kế hoạch cụ thể trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường để có thể hoàn thành tốt trong các năm tới.

Công ty cần thực hiện các mục tiêu như :

• Đảm bảo phát triển mặt hàng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng

• Phấn đấu giảm chi phí, nợ nần để đảm bảo tự chủ về mặt tài chính

• Tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. Năm 2003, công ty phấn đấu tăng doanh thu 10%, nộp ngân sách tăng từ 5%- 8% so với năm 2002.

• Đẩy mạnh bán lẻ, tăng cường bán buôn

• Trẻ hoá và nâng cao chất lượng lao động

• Nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động

BẢNG 14 : CHỈ TIÊU KINH DOANH TỔNG HỢP

Đơn vị : 1000đ

Chỉ tiêu Giá trị

Tổng chi phí Giá vốn Các khoản chi phí 38118268 33562639 4555629

Lợi nhuận trước thuế 325864

Thuế TNDN 104276,48

Lợi nhuận thuần 221577,52

Nguồn : Phòng kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Nhiệm vụ

Để thực hiện mục tiêu đề ra, công ty đặt ra một số nhiệm vụ trước mắt cần giải quyết như sau :

- Trước hết, công ty cần sắp xếp lại ngành hàng và nhóm mặt hàng kinh doanh một cách hợp lý, đảm bảo tính cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Công ty cần xác định mặt hàng nào là chính, mang lại lợi nhuận cao để từ đó có định hướng phát triển và kinh doanh phù hợp. Đối với những mặt hàng đem lại lợi nhuận không cao thì công ty cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục cải thiện. Bên cạnh đó công ty còn phải chú ý tới mức độ chuyên sâu của từng mặt hàng bởi nếu nhiều mặt hàng nhưng phổ hàng không sâu thì chưa chắc hàng hoá đã bán được.

- Cần duy trì và mở rộng kinh doanh siêu thị và các hình thức tự chọn khác - Đào tạo đội ngũ nhân viên bằng hình thức gửi đi học hoặc đào tạo tại chỗ, để họ có thể làm quen với phương thức bán hàng mới, tránh tình trạng lúng khi tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại và phương thức bán hàng mới.

- Cải tiến công tác quản lý, tổ chức lại lực lượng lao động, bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động của

- Đẩy mạnh hoạt động bán ra, tăng doanh số bán hàng, thực hiện khoán doanh thu tới từng tổ nhân viên bán hàng giúp họ chủ động hơn trong kinh doanh, có thể phát huy năng lực của chính mình, từ đó năng suất lao động của nhân viên được nâng cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ.doc (Trang 97 - 100)