Thị trường tiêu thụ và bạn hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 74 - 78)

II. Thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty

1. Tổ chức hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty

2.3. Thị trường tiêu thụ và bạn hàng

Thị trường nước ngoài của công ty chủ yếu ở các thị trường sau đây:

Thị trường EU: khối thị trường này không có sự phân biệt đối với hàng Việt Nam nhưng yêu cầu chất lượng hàng hoá cao và chính xác trong thời hạn giao hàng nên đòi hỏi công ty phải có nỗ lực cao khi tham gia vào thị trường này. Có thể kể một số hãng chính đang hợp tác với công ty như: Miles, Handelsgesellschaft, International MHB, New M, Supreme, Seidensticker, Target, K – Mart, …

Thị trường Nhật Bản: Đây là một thị trường rất hấp dẫn vì giá tương đối cao, mẫu mã không thay đổi nhiều, thời gian giao hàng không đến nỗi quá ngặt nghèo, cứng nhắc. Tuy nhiên, vấn đề chính khi xuất hàng sang thị trường này là ghim và kim lẫn trong hàng. Nếu bị phát hiện có kim và ghim lẫn trong hàng thì khách hàng sẽ khiếu nại và sẽ phải bồi thường giá trị tương đối lớn. Do vậy, khi triển khai sản xuất cũng như trong công đoạn kiểm tra hàng trên dây chuyền và công đoạn kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu là vấn đề công ty đặc biệt lưu ý để không bị sót kim và ghim gãy trong hàng. Hãng hợp tác với công ty trong thị trường này có thể kể tới là Itochu Corp.

Thị trường Mỹ: Đây là một thị trường lớn, hấp dẫn vì đơn hàng thường với số lượng lớn, chất lượng không đòi hỏi khắt khe, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, vấn đề thời hạn giao hàng, các quy định, thủ tục phức tạp khi nhập khẩu là

một trở ngại lớn đối với công ty. Việc gia nhập WTO là một thuận lợi lớn đối với các doanh nghiệp dệt may nói chung và đối với công ty May 10 nói riêng vì các thủ tục nhập khẩu và các chi phí khi nhập khẩu đã giảm thiểu. Đây sẽ là một thuận lợi lớn vì sau khi gia nhập WTO, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đã tăng 35%. Tuy nhiên, để thâm nhập và đứng vững trên thị trường này, công ty cần phải có năng lực sản xuất lớn, trình độ tổ chức quản lý cao để đảm bảo đúng ngày giao hàng, đúng số lượng, chủng loại và quy định về quy cách phẩm chất.

Thị trường Châu Á: thị trường này rất phù hợp vì đối tác có rất nhiều điểm tương đồng về phong tục tập quán, làm việc dựa theo tình cảm hơn nên khi công ty gặp khó khăn thì thường giúp đỡ chứ không đòi phạt như khách hàng của các thị trường khác. Tuy nhiên có một bất lợi lớn là giá cả thấp hơn các thị trường khác.

Trong các thị trường của công ty, thị trường Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Doanh thu từ đối tác Hàn Quốc tuy có sự biến động nhưng là quốc gia có số hợp đồng gia công nhiều nhất tại công ty. Năm 2004, doanh thu từ thị trường Hàn Quốc là 102,364 tỷ đồng, chiếm 38,27% trong tổng doanh thu từ hoạt động gia công xuất khẩu. Sang năm 2005, doanh thu từ thị trường này tăng thêm 20,694 tỷ, tương ứng với tăng 20,22%. Sang năm 2006, doanh thu thị trường Hàn Quốc tăng đột biến, tăng lên 188,803 tỷ đồng, chiếm 50,36% trong tổng doanh thu từ gia công xuất khẩu. Sang năm 2007, do có sự khó khăn từ thị trường quốc tế, doanh thu gia công giảm xuống, thị trường Hàn Quốc cũng không phải là ngoại lệ. Doanh thu từ thị trường này giảm 20,43 tỷ, tương ứng giảm 10,82%.

Một thị trường nữa cũng đóng góp vào doanh thu gia công là thị trường Hồng Kông. Năm 2004, doanh thu từ thị trường Hồng Kông chiếm 25,18 %

Bảng 7: Cơ cấu doanh thu gia công xuất khẩu qua các thị trường trong thời gian 2004 -2007

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2005/2004 2006/2005 2007/2006

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % +/- %

Tổng doanh thu 297,893 100 385,877 100 429,729 100 383,500 100 87,984 29,53 43,852 11,36 -46,229 -10,76 Xuất khẩu 267,478 89,79 327,108 84,77 374,907 87,24 328,660 85,7 59,630 22,29 47,799 14,61 -46,247 -12,34 Hàn Quốc 102,364 38,27 123,058 37,62 188,803 50,36 168,373 51,23 20,694 20,22 65,745 53,43 -20,430 -10,82 Hồng Kông 67,351 25,18 28,557 8,73 47,126 12,57 34,608 10,53 -38,794 -57,60 18,569 65,02 -12,518 -26,56 Mỹ 38,116 14,25 52,650 16,10 31,380 8,37 17,222 5,24 14,534 38,13 -21,270 -40,40 -14,158 -45,12 EU 27,363 10,23 41,052 12,55 49,263 13,14 51,139 15,56 13,689 50,03 8,211 20,00 1,876 3,81 Trung Quốc 10,485 3,92 13,608 4,16 22,944 6,12 23,138 7,04 3,123 29,79 9,336 68,61 194 0,85 Các nước khác (Đức,Singapore,...) 21,799 8,15 68,183 20,84 35,391 9,44 32,997 10,04 46,384 212,78 -32,792 -48,09 -2,394 -6,76

doanh thu từ gia công xuất khẩu, đạt 67,351 tỷ đồng. Năm 2005, doanh thu từ thị trường Hồng Kông giảm mạnh, chỉ còn 28,557 tỷ đồng, tương ứng chiếm 8,73% doanh thu. Năm 2005 doanh thu từ thị trường này giảm 38,794 tỷ đồng, tương ứng với giảm 57,6% so với năm 2004. Có sự sụt giảm mạnh như vậy bởi giá mà các bên đặt gia công đưa ra tại thị trường này quá thấp. Nguyên nhân gây ra giá thấp là do có rất nhiều các nước đang phát triển như Việt Nam nhận may gia công hàng xuất khẩu, dẫn tới sự cạnh tranh nhau gay gắt nên tiền gia công đã giảm xuống. Các sản phẩm mà công ty nhận may gia công cho phía đối tác Hồng Kông chủ yếu là quần áo ngủ, mà mặt hàng này đang có xu hướng giảm mạnh do có sản lượng lớn nhưng doanh thu lại không cao nên công ty mạnh dạn bỏ các hợp đồng có giá thấp. Tuy nhiên Hồng Kông vẫn là thị trường duy trì làm ăn với công ty. Một số công ty Hồng Kông như Brighten đã chủ động nâng đơn giá gia công lên, vì vậy doanh thu năm 2006 tăng thêm 18,569 tỷ đồng, tức 65,02%.

Một số thị trường khác như Đức, Singapore, Séc, Trung Quốc cũng là những đối tác làm ăn của công ty nhưng nhu cầu không ổn định.

Trong các thị trường nước ngoài thì Mỹ và EU là hai đối tác đem lại doanh thu gia công khá lớn trong tổng doanh thu gia công nước ngoài. Năm 2004 thị trường Mỹ đạt doanh số 38,116 tỷ đồng, tương đương với 14,25% tổng doanh thu từ gia công xuất khẩu. Sang năm 2005, doanh thu từ thị trường này đạt 52,65 tỷ đồng, tương ứng tăng 14,534 tỷ ( tăng 38,13%). Tuy nhiên, sang năm 2006 doanh thu từ thị trường này lại giảm mạnh, chỉ đạt 31,38 tỷ đồng, chiếm 8,37% trong tổng doanh thu từ gia công xuất khẩu.

Bên cạnh thị trường Mỹ, thị trường EU là thị trường luôn luôn tăng trưởng trong 4 năm. Năm 2004 doanh thu từ thị trường này là 27,363 tỷ đồng, chiếm 10,23% doanh thu từ gia công quốc tế, tới năm 2007 tăng lên 51,139 tỷ đồng, chiếm 15,56% doanh thu. Thị trường EU khá ổn định so với các thị trường

khác, vì vậy công ty cần có những chính sách hợp lý để tăng hợp đồng từ thị trường này.Năm 2007 là một năm khó khăn đối với thị trường nước ngoài của công ty cổ phần May 10. Doanh thu từ thị trường nước ngoài giảm mạnh do sự không ổn định về luật pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc. Chính vì vậy mà doanh thu gia công quốc tế từ hầu hết các thị trường đều giảm mạnh. Thị trường giảm mạnh nhất là thị trường Mỹ, giảm 45,12% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự giảm doanh thu này là do tại thị trường Mỹ, hàng may mặc của Việt Nam bị áp dụng chương trình giám sát hàng may mặc, khiến cho các bạn hàng lo lắng về việc hàng may mặc của Việt Nam có thể bị áp thuế chống bán phá giá. Nếu như vậy, giá hàng may mặc của Việt Nam sẽ tăng cao, mà giá thấp vốn là một lợi thế của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w