7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)
2.1.2.1 Vốn huy động
Vốn huy động của ngân hàng thương mại dưới hình thức bằng tiền (nội tệ, ngoại tệ) và bằng vàng được hình thành từ hai bộ phận: Vốn huy động từ tiền gởi và vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá. Đây là nguồn vốn có vai trò rất quan trọng quyết định đến phạm vi kinh doanh của ngân hàng.
2.1.2.2 Chất lượng tài sản Có – Asset quality
Tài sản Có của ngân hàng bao gồm các khoản mục bên phải của bảng cân
đối kế toán, đó là: tài sản ngân quỹ, tài sản cho vay, tài sản đầu tư và tài sản cố định. Ngoài ra, tài sản Có của ngân hàng còn được chia thành hai loại: tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời.
Tài sản sinh lời là tất cả các tài sản đem lại lãi suất tức là những tài sản tạo ra thu nhập tại Ngân hàng. Tài sản sinh lời gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính và các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá chứng khoán, góp vốn liên doanh liên kết,…
Tài sản không sinh lời là những tài sản không đem lại thu nhập cho ngân hàng. Mục đích chính của các tài sản này là đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động
ổn định. Nó bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tài sản cốđịnh,..
Chất lượng tài sản Có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về
mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro trong hoạt
Có. Do đó, chất lượng tài sản Có là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, chất lượng của các khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượng tài sản của một ngân hàng. Nếu tổn thất trong cho vay lớn sẽ dẫn đến lỗ, làm giảm vốn tự có, ảnh hưởng đến khả năng chi trả
và biểu hiện quản lý của ngân hàng yếu kém.
2.1.2.3 Quản trị và điều hành của Ngân hàng – Management
Lý thuyết CAMEL cho rằng khả năng quản lý của mỗi ngân hàng là yếu tố năng động nhất. Nếu khả năng quản lý tốt có thể biến một ngân hàng yếu kém thành một ngân hàng hoạt động tốt hơn và ngược lại.
Nói đến khả năng quản lý là nói đến yếu tố con người, tổ chức và chính sách. Tất cả quy tụ lại ở năng lực quản lý của ban giám đốc điều hành và biểu hiện chất lượng quản lý bằng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
2.1.2.4 Lợi nhuận – Earnings
Lý thuyết CAMEL cho rằng kinh doanh có lãi mới tạo được sinh lực cho ngân hàng tồn tại và phát triển. Khả năng sinh lời là kết quả cụ thể nhất trong kinh doanh. Mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường chỉ có thể tồn tại và phát triển bằng việc kinh doanh có lãi.
Đánh giá thu nhập là khâu then chốt trong phân tích vì thu nhập tạo ra tăng trưởng nội tại tác động đến khả năng huy động vốn bên ngoài và tạo hình
ảnh tốt cho ngân hàng trong thị trường tiền tệ.
2.1.2.5 Khả năng thanh khoản – Liquidity
Đứng về phía ngân hàng, thanh khoản là “tình trạng tiền mặt sẵn sàng để
chi trả hay gia tăng tài sản Có”. Tức là, giả sử ngân hàng có một vị khách tốt và an toàn đế xin vay. Nếu ngân hàng không thể cho vay được vì dự trữ còn quá ít , người ta gọi là tình trạng “kẹt thanh khoản”. Ngược lại, ngân hàng có đủ điều kiện để đáp ứng ngay yêu cầu xin vay này, thuật ngữ chuyên môn gọi là điều kiện “đủ thanh khoản”. Khả năng thanh toán là chuẩn mực hoạt động quan trọng của một ngân hàng. Đây là yếu tố hết sức nhạy cảm đối với hoạt động của ngân hàng. Thực tế cho thấy có nhiều ngân hàng mặc dù có chất lượng tài sản Có tốt nhưng khi có một khoản tiền rút ra mà ngân hàng không đảm bảo khả năng chi trả, dẫn đến mất tín nhiệm đối với khách hàng và có thể đưa ngân hàng tới chỗ
2.1.3 Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.3.1 Nhóm các chỉ tiêu phân tích vốn huy động. 2.1.3.1 Nhóm các chỉ tiêu phân tích vốn huy động.
Chỉ số phân tích kết cấu nguồn vốn (%)
Tỷ lệ này giúp các nhà phân tích biết được kết cấu của vốn huy động trên tổng nguồn vốn. Từđó thấy được khả năng huy động vốn tại Chi nhánh.
2.1.3.2 Nhóm các chỉ tiêu phân tích tài sản Có
Chỉ số phân tích kết cấu tài sản (%)
Tỷ lệ này giúp các nhà phân tích biết được kết cấu các khoản mục tài sản. Qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng để có những biện pháp kịp thời nhằm hạn chế tối đa điểm yếu và phát huy những điểm mạnh hiện có.
Đồng thời, đây cũng là yếu tố quyết định góp phần định hướng cho những chiến lược kinh doanh trong tương lai của ngân hàng.
Ngoài ra, để đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu tài sản có của một NHTM có thể sử dụng hai hệ số cơ cấu tỷ lệ của 2 nhóm tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời. Hệ số này cho phép nhân định mức độ tận dụng các nguồn vốn của ngân hàng để tối đa hóa lợi nhuận. Tài sản như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi dự trữ bắt buộc tại NHTW, tài sản cốđịnh của ngân hàng là tài sản có không sinh lời nhưng không thể thiếu được nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, phòng tránh rủi ro cho NHTM. Bên cạnh đó còn có những tài sản tồn đọng (nợ quá hạn, nợ khó đòi,..).
Chỉ số phân tích hiệu quả tính dụng Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư của ngân hàng vào nghiệp vụ cho vay. Giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Tổng dư nợ Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn = Tổng nguồn vốn x 100 % Số dư từng khoản mục tài sản Tỷ lệ % từng khoản mục tài sản = Tổng tài sản x 100 % Số dư từng khoản mục nguồn vốn Tỷ lệ % khoản mục nguồn vốn = Tổng nguồn vốn x 100 %
Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần, %)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động trong hoạt động cho vay. Giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ = x 100 %
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao.
2.1.3.3 Nhóm các chỉ tiêu phân tích hiệu quả quản trị
Chỉ số này giúp xác định cơ cấu chuyên môn của đội ngũ nhân sự trong ngân hàng. Để từđó góp phân đánh giá năng lực chuyên môn của các nhân viên tại ngân hàng.
2.1.3.4 Nhóm các chỉ tiêu sinh lời
Hệ số thu nợ
Hệ số này thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Nó cho biết cứ 100
đơn vị cho vay thì ngân hàng thu lại được bao nhiêu đơn vị.
Chỉ số phân tích cơ cấu thu nhập Chỉ số lợi nhuận/ doanh thu (%)
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ/vốn huy động =
Vốn huy động
x 100 %
Số lượng nhân viên chuyên môn X Tỷ trọng chuyên môn X =
Tổng số nhân viên
x 100 %
Lợi nhuận/Doanh thu =
Lợi nhuận
Doanh thu
x 100% Hệ số thu nợ =
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
Chỉ số này cho biết để thu được một đồng lợi nhuận thì doanh thu của ngân hàng phải đạt bao nhiêu đồng. Chỉ số này càng lớn thì càng có lợi cho ngân hàng và nó thể hiện khả năng sinh lời của ngân hàng trong quá trình hoạt động.
Chỉ số phân tích cơ cấu chi phí
- Chi phí lãi/Doanh thu (%)
Chỉ số này cho ta biết để có 100 đơn vị doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu
đơn vị cho chi phí lãi, chỉ số này càng nhỏ thì càng tốt cho Ngân hàng.
Chỉ số phân tích LNR trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ số này cho thấy khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản hay nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, ngân hàng có sự biến động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn, nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận.
2.1.3.5 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản
Tài sản có thanh khoản trên vốn huy động
Hệ số này phản ảnh khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng, nghĩa là trong 100 đơn vị vốn huy động được thì có bao nhiêu % tài sản có thể dùng để
thanh toán ngay.
Tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản (%)
Chi phí lãi/Doanh thu =
Chi phí lãi Doanh thu x 100% ROA = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản x 100%
Tài sản có thanh khoản/ vốn huy động =
Tài sản có thanh khoản
Vốn huy động
x100%
Tài sản có thanh khoản/ Tổng tài sản =
Tài sản có thanh khoản
Tổng tài sản
Hệ số này nói lên có bao nhiêu đơn vị tài sản có thanh khoản trên 100 đơn vị tài sản. Nếu chỉ số này tăng thì khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng lên nhưng khả năng sinh lời lại giảm xuống và ngược lại.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ:
Các số liệu lưu trữ tại ngân hàng như Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008.
Các sách, trang web, tập chí chuyên ngành như tập chí ngân hàng, tập chí kế toán,…
2.2.2 Phương pháp phân tích đánh giá
– Phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối, tương đối qua các năm
Số tuyệt đối:
Số tuyệt đối là hiệu số giữa giá trị của kỳ phân tích với kỳ góc của chỉ tiêu kinh tế nhằm xác định mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch. Nó thể
hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong trong một thời điểm cụ thể.
So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu tín dụng giữa kỳ kế hoach và thực tế, giữa những khoản thời gian và không gian khác nhau, để thấy được độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển của các chỉ tiêu tín dụng nào đó.
Số tương đối:
Số tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ
tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Ngoài ra, còn dùng đồ thị biểu diễn sự biến động của số liệu, chỉ tiêu cần phân tích.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hội sở
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (tiền thân là NHTMCP QuếĐô)
được thành lập vào năm 1992 theo giấy phép hoạt động số 00018/NH–CP, giấy phép thành lập số: 308/GP–UB, đăng ký kinh doanh số: 4103001562.
Trãi qua 10 năm hoạt động không hiệu quả, đến cuối năm 2002, ngân hàng Quế Đô hoạt động trong hiện trạng tài chính thua lỗ trên 20 tỷ chưa có nguồn bù đắp, bộ máy quản trị điều hành suy sụp hoàn toàn, khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn hơn 20 tỷ không có khả năng thu hồi; NHNN Việt Nam duy trì chế độ thanh tra – giám sát thường xuyên và quy định hạn mức huy động chỉ 160 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh nghèo nàn, không có hệ thống quy trình, quy chế hoạt động nghiệp vụ, đội ngũ nhân sự yếu về trình độ chuyên môn.
Nhận thức rõ khó khăn đó, khi tiếp nhận ngân hàng, các cổ đông mới đã tin tương giao phó cho Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc tiến hành các biện pháp cải cách toàn diện để giải quyết các mâu thuẫn nội tại, kiện toàn bộ
máy tổ chức, làm cơ sở để tháo rỡ những khó khăn trong hoạt động. Nhờ đó, NHTM cổ phần QuếĐô chính thức được NHNN Việt Nam cho phép đổi tên gọi,
đi vào hoạt động theo hướng thương hiệu mới: NHTMCP Sài Gòn – SCB, kể từ
ngày 08/04/2003. Thương hiệu này đã dần định hướng và ngày càng chiếm được lòng tin của người dân và doanh nghiệp trong khắp cả nước.
Với quyết tâm đưa ngân hàng đi lên, từ sự cố gắng phát triển kinh doanh
đầy hiệu quả trong năm 2003 (SCB bắt đầu có lãi từ quý II/2003), SCB đã có những giải pháp rất thực tế, mang ý nghĩa rất đột phá, nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính của SCB, củng cố hệ thống quy trình, quy chế chuyên môn chuyên nghiệp trong toàn hàng. Kết thúc năm 2006, SCB được NHNN xếp hạng 6 trong hệ thống các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, mặc cho những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước lợi nhuận trước thuế của
SCB đạt mức rất cao 646 tỷ đồng tăng hơn 80% so với năm 2007. Mạng lưới hoạt động từ 7 điểm năm 2002 tăng lên hơn 85 điểm giao dịch tính đến ngày 20- 12-2008 bao gồm Hội sở, sở giao dịch, các chi nhánh, các phòng giao dịch tại khu vực Hà Nội, miền Trung, Tp. Hồ Chí Minh, miền Tây Nam Bộ.2
• Tên tiếng Anh: SaiGon Commercial Bank, viết tắt là: SCB
• Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn.
• Hội sở chính: 193 - 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1,
Tp.HCM
Định hướng của SCB
Với định hướng “phát triển đi kèm với bền vững” nhằm xây dựng SCB thành NHTM đa năng, tiện ích dịch vụ đạt tiêu chuẩn hiện đại, đa năng và chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá tốt, mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh, với mục tiêu đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn trở thành tập
đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới.
Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”,
cùng với khát khao vươn lên SCB sẽ trở thành một trong những NHTMCP hiện
đại đa năng tại Việt Nam, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập với thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
Những thành tựu đạt được
Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng
được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “SCB luôn hướng đến sự
hoàn thiện vì khách hàng”.
Trong quá trình hoạt động SCB đã vinh dựđón nhận các giải thưởng sau: - Cúp vàng thương hiệu Việt Nam 2005 và 2006
- Cúp vàng thương hiệu mạnh năm 2006, 2007
2
- Ba cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng năm 2006 dành cho 3 sản phẩm: “Tiết kiệm tích lũy, tặng thêm lãi suất cho khách hàng 50 tuổi”; “tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”; “tín dụng tiêu dung”.
- Doanh hiêu “Doanh nhân Việt Nam uy tín, chất lượng năm 2006” - Bằng khen do hiệp hội Ngân hàng trao tăng năm 2005, 2006
- Kỷ lục Việt Nam là “NHTM cổ phần lần đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi năm 2007”
- “Cúp Cầu Vàng Việt Nam năm 2007” trong ngành Ngân hàng do NHNN Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam trao tặng.