Quản trị nhân sự

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NH TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang (Trang 66)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)

4.3.1. Quản trị nhân sự

4.3.1.1. Chính sách nhân sự

Trong hoạt động của một doanh nghiệp hay một Ngân hàng thì con người hay nói cách khác là nguồn nhân lực là linh hồn, là nhân tố quyết định sự tồn tại và thành công trong mọi hoạt động, chính vì vậy tại NHTMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang luôn xem nguồn nhân lực là nguồn vốn chứ không phải là tài sản. Bởi vì nếu nguồn nhân lực là tài sản thì Ngân hàng sẽ sử dụng và đến một lúc nào đó tài sản sẽ cạn kiệt, Ngân hàng không còn sử dụng được nữa. Nhưng nếu nhận thức nguồn nhân lực là vốn thì Ngân hàng phải có kế hoạch bảo toàn và phát triển nguồn vốn ấy. Chính vì ý thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong việc tồn tại và phát triển nên NHTMCP Sài Gòn đã và đang cố gắng hoàn thiện bộ máy nhằm duy trì và phát triển đội ngũ nhân sự ngày càng chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất

4.3.1.2.Tiền lương và đãi ngộ

Khi xây dựng chế độ tiền lương và các chính sách dành cho người lao

động, NHTMCP Sài Gòn luôn tạo mọi điều kiện cho người lao động an tâm, gắn bó lâu dài với Ngân hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn là một trong số rất ít ngân

hàng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam có chính sách tiền lương và các chế độ khác rất cao so với mặt bằng tiền lương chung trong ngành ngân hàng. Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương và tối đa là 16 tháng, ngoài ra còn thưởng thêm vào các ngày lễ, tết, ngày thành lập Ngân hàng. Ngoài ra, nhân viên còn được hưởng thêm lương theo năng suất và hoàn thành công việc xuất sắc đượcc cộng thêm 5%/tổng lương nhân viên được hưởng.

Tại SCB An Giang, ngoài các chế độ bảo hiểm theo quy định như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; NHTMCP Sài Gòn còn mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn cho người lao động và chương trình tiết kiệm tích luỹ dành cho cán bộ nhân viên (CBNV) làm việc tại SCB An Giang từ 10 năm trở lên. Ngoài các chế độ trên, SCB An Giang luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động thể hiện qua các chính sách như thăm hỏi CBNV và người nhà khi bị ốm đau, bệnh tật; tặng quà cho CBNV nhân ngày sinh nhật và nhân ngày kết hôn.

4.3.1.3. Công tác đào tạo

Công tác đào tạo và đào tạo lại được SCB An Giang đặc biệt chú trọng,

đây là một trong những định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng. Các nhân viên SCB luôn đuợc khuyến khích đào tạo chuyên sau về nghiệp vụ

chuyên môn phù hợp với chức năng làm việc, nhằm thực hiện tốt các dịch vụđa dạng của Ngân hàng.

Bên cạnh tập huấn nội bộ, SCB liên kết với các cơ sởđào tạo, các trường

Đại học chuyên ngành và các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, chuyên đề cho toàn thể CBNV. Ngoài ra, NHTMCP Sài Gòn luôn có những chính sách đào tạo trong nước và nước ngoài dành cho CBNV trong đó chú trọng việc đào tạo các nghiệp vụ, các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho CBNV luôn được cập nhật những kiến thức mới để phục vụ cho công việc.

4.3.1.4 Đội ngũ nhân sự và cơ cấu chuyên môn

Để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động, đội ngũ

nhân sự tại SCB An Giang trong thời gian qua đã không ngừng tăng lên cả về số

lượng lẫn chất lượng.

Dựa vào bảng 06, ta thấy về số lượng, tổng số nhân viện tại SCB An Giang không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2006, năm đầu tiên bắt đầu hoạt

động trên địa bàn thành phố Long Xuyên nên số lượng công nhân viên tại SCB An Giang khá ít, 18 người. Đến năm 2007, tổng nhân viên tại Chi nhánh tăng lên khá cao, tăng 8 nhân viên so với năm 2006, tốc độ tăng là 44,4%. Theo đó, tốc

độ tăng của nhân viên đại học là 70%, còn cao đẳng là 33,3%, trong khi đó nhân

viên trung cấp-sơ cấp vẫn giữ nguyên so với năm 2006. Năm 2008 cũng là năm tăng khá cao về số lượng CBNV. Tổng số nhân

viên tại NHTMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang tăng lên 34 nhân viên, tăng 8 nhân viên so với năm 2007, tốc độ tăng là 30,8%. Sự tăng mạnh của đội ngũ

nhân sự SCB An Giang là do Chi nhánh không ngừng mở rộng phạm vi hoạt

động. Với định hướng phát triển mạng lưới hoạt động đểđáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nên trong vòng 2 năm 2007-2008 SCB An Giang đã mở thêm hai Phòng giao dịch. Vì vậy, sự tăng mạnh của cán bộ công nhân viên đã khẳng định sự tăng trưởng về mặt hoạt động của SCB An Giang.

Về chất, cơ cấu về trình độ chuyên môn của CBNV chính thức tại NHTMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang thay đổi khá mạnh qua các năm, thể hiện

ở hình sau sau:

Hình 09: CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG TẠI SCB AN GIANG

2006 5 5 % 17 % 2 8 % 2007 66% 15% 19% 2008 6 7 % 15 % 18 % Đại hc Cao đẳng Trung cp-sơ cp

Ta thấy, tại SCB An Giang thì số nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ

trọng khá cao trong tổng số nhân viên và có xu hướng tăng cao qua các năm. Trong năm 2006, có 55% nhân viên có trình độđại học. Đến năm 2007, trình độ đại học có xu hướng tăng lên cả về mặt số lượng lẫn tỷ trọng. Trong năm này, trình độ đại học tăng lên 66% trên tổng nhân viên chính thức. Trong năm 2008, số nhân viên có trình độđại học lại tiếp tục tăng nhẹ, chiếm khoản 67% trên tổng nhân viên chính thức. Như vậy, trong thời gian qua chất lượng nhân sự tại NHTMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang không ngừng tăng. Tuy nhiên, ngân hàng cần có những chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên để thu hút nhân tài, tạo mọi điều kiện cho nhân viên có cơ hội thăng tiến trong công việc nhất là những người cầu tiến, ham học hỏi, năng động, sáng tạo trong công việc để tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.

Trong khi đó, tỷ trọng nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp – sơ cấp lại có xu hướng giảm xuống qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, tỷ trọng của nhân viên có trình độ trung cấp-sơ cấp chiếm 28% sau đó giảm xuống 19% trong năm 2007 và giảm nhẹ trong năm 2008, 18%. Còn tỷ trọng của nhân viên cao đẳng có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm. Chiếm 17% vào năm 2006, sau đó giảm xuống còn 15% trong năm 2007, 2008.

Nhìn chung, cơ cấu nhân tại SCB An Giang chưa được hợp lý lắm. Ta thấy tỷ trọng nhân viên có trình độ trung học-sơ cấp chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số nhân viên tại đơn vị, nó cao hơn cả nhân viên có trình độ cao đẳng. Vì vậy, Ngân hàng nên có chính sách năng cao trình độ cho các nhân viên tại Chi nhánh.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang

GVHD: Th.S Ha Thanh Xuân 58 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà

(Ngun: Phòng kế toán SCB An Giang)

Bng 06 : CƠ CU LAO ĐỘNG TI SCB AN GIANG QUA 3 NĂM 2006-2008

Đvt: Nhân viên

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Ch tiêu S người % S người % S người % S người % S người %

Đại học 10 56 17 65 23 68 7 70,0 6 35,3

Cao đẳng 3 17 4 15 5 15 1 33,3 1 25,0

Trung cấp-sơ cấp 5 28 5 19 6 18 0 0 1 20,0

4.3.2 Phân tích hoạt động quản trị điều hành trên phương diện

Marketing

Qung bá và nâng cao thương hiu

SCB rất quan tâm đến quảng bá và nâng cao thương hiệu nhằm đưa thương hiệu NHTMCP Sài Gòn trở nên gần rủi và quen thuộc với mọi người. Với định hướng đó, trong thời gian qua SCB An Giang không ngừng thực hiện hàng loạt các hoạt động, chương trình như:

Tăng cường quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đaị

chúng, cụ thể đăng quảng cáo trên báo An Giang, Tuổi trẻ,…Ngoài ra, SCB An Giang không ngừng mở rộng và phát triển phạm vi hoạt động của mình. Hiện nay, SCB An Giang đang có dự án mở thêm Phòng giao dịch mới, Phòng giao dịch Cái Dầu nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi trong giao dịch tai SCB An Giang. Thêm vào đó, cung cách phục vụ cũng là một phần quan trọng góp phần nâng cao thương hiệu tại SCB An Giang. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn lấy niềm vui của khách hành làm niêm vui của mình. Điều này đã góp phần giữ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới góp phần giới thiệu và nâng cao hình ảnh của SCB An Giang.

Ngoài ra, SCB là một trong những ngân hàng luôn đi đầu trong các hoạt

động xã hội, từ thiện. Với chương trình “SCB vì tương lai trẻ em khuyết tật” SCB đã tài trợ 500 triệu đồng để tổ chức chương trình “Đi bộđồng hành với mục

đích kêu gọi sự ủng hộ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước để có kinh phí thực hiện 100 ca phẩu thuật cho trẻ em khuyết tật vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa của tổ quốc. Bên cạnh đó, SCB còn phối hợp tổ chức Lễ

tưởng niêm và cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ tại Phú Quốc, tài trợ giải lân sư

rồng quốc tế năm 2008, tài trợ cho chương trình “vượt lên chính mình” do HTV tổ chức,…Kết quả là, thương hiệu của SCB ngày càng được nâng lên.

Phát trin sn phm dch v

Với phương châm “SCB luôn hướng đến s hoàn thin vì khách hàng”,

trong những năm qua SCB liên tục cải tiến các sản phẩm dịch vụ đa dạng phù hợp với từng giai đọan, từng đối tượng, góp phần mang đến sự tiện ích, lợi nhuận và thành công cho khách hàng. NHTMCP Sài Gòn không ngừng tung ra các sản phẩm dịch vụ mới, có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Ngoài ra, để đảm bảo

chất lượng hoạt động, NHTMCP Sài Gòn không ngừng liên kết với các Ngân hàng khác đểđảm bảo hiệu quả trong việc thanh toán không dùng tiền mặt và tạo sự thuận tiện tối đa cho khách hàng.

SCB luôn có những sản phẩm dành riêng cho các đối tượng khách hàng khách khác nhau với những ưu đãi đặc biệt nhằm khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như, SCB có gói sản phẩm dành cho khách hàng nữ như

“Tiết kiêm 8 chữ vàng”, tài khoản “chiếc ví thông minh”, thẻ “Rose Card” dành cho khách hàng cá nhân và tài khoản tiền gửi thanh toán “Tài khoản bà triệu” với gói sản phẩm này khách hàng được nhận các ưu đãi rất đặc biệt như được nhận lãi suất tăng thêm, miễn phí phát hành thẻ,…Ngoài ra, SCB con có những hình thức khuyến mãi thiết thực cho khách hàng cao tuổi. Khi khách hàng từ 50 tuổi trở lên gửi tiền tiệt kiệm có kỳ hạn tại SCB (bao gồm tiền gửi tiết kiệm thông thường, tiền gửi tiết kiệm khuyến mãi, tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng) sẽđược cộng thêm 0,6%/năm đối với chủ thẻ tiết kiệm bằng VNĐ; 0,15%/năm đối với chủ thẻ tiết kiệm bằng USD. Sản phẩm này đã vinh dựđược nhận “cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng” do mạng thương hiệu Việt cấp.

Tuy vây, các dịch vụ tại SCB An Giang cung cấp trong thời gian qua còn ít về số lượng và chủng loại hầu hết chủ yếu là các dịch vụ truyền thống mà hầu như các ngân hàng nào cũng có. Vì vây, không tạo ra sự khác biệt giữa các loại hình dich vụ nên rất khó trong cạnh tranh và thu hút khách hàng.

4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN (E) 4.4.1 Phân tích thu nhập, chi phí qua 3 năm 4.4.1 Phân tích thu nhập, chi phí qua 3 năm

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận. Do đó các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thểđạt lợi nhuận cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi nhuận tăng cao ta cần xem xét hai nhân tố rất quan trọng là thu nhập và chi phí hoạt động hàng năm của Ngân hàng. Nâng cao thu nhập, giảm thiểu chi phí sẽ kéo theo sự gia tăng lợi nhuận. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang trong thời gian

(Ngun: Phòng kế toán SCB An Giang)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng thu nhập tại SCB An Giang tăng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2006 thu nhập đạt được khá thấp khoảng 543 triệu

đồng. Tuy nhiên, đến năm 2007 tổng thu nhập tăng lên với tốc độ đáng kể đạt 13.903,5, tăng 13.360,5 triệu đồng, tăng 2.460% so với năm 2006. Năm 2008 thu nhập tại SCB An Giang lạo tiếp tục tăng đạt 67.836,4 triệu đồng, tăng 387,9% so với năm 2007. Thu nhập, tại SCB An Giang tăng mạnh nguyên nhân là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu hút khách hàng mới, tăng doanh số cho vay tăng lên, doanh số nghiệp vụ bảo lãnh, ủy thác, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ,… Từ đó, mà thu nhập từ lãi và dịch vụ tăng cao. Đặc biệt thu nhập từ lãi cho vay tăng rất cao qua 3 năm 2006-2008. Kết quả này cho ta thấy, nguồn thu của ngân hàng ngày càng ổn định và góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

Chi phí qua 3 năm tại NHTMCP Sài Gòn cũng tăng rất mạnh qua 3 năm,

đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007. Trong năm này, chi phí đạt 11.667,5 triệu

đồng, tăng 11.667,5 triệu đồng, tức tăng 2.162% so với năm 2006. Năm 2008 lại là một năm tăng mạnh của chi phí, đạt 62.206,7 triệu đồng, tăng 433.2% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho chi phí tại SCB An Giang tăng cao là do nhu cầu mở rộng phạm vi hoạt động, Ngân hàng mở thêm phòng giao dịch và mở

rộng hoạt động kinh doanh. Kết quả là làm gia tăng chi phí dịch vụ, chi phí

Bảng 07 : THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA SCB AN GIANG

Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 543,0 13.903,5 67.836,4 13.360,5 2.460 53.932,9 387,9 Tổng chi phí 515,7 11.667,5 62.206,7 11.151,8 2.162 50.539,2 433,2 Lợi nhuận 27,3 2.236,0 5.629,7 2.208,7 8.090 3.393,7 151,8

quảng cáo tại Ngân hàng. Ngoài ra, công tác huy động vốn trong các năm này đạt hiệu quả cao, kết quả là chi phí lãi tăng cao.

Mặc dù, chi phí tăng cao như vậy, nhưng lợi nhuận trước thuế tại NHTMCP Sài Gòn tăng rất cao trong 3 năm 2006-2008, đặc biệt là trong năm 2007, trong năm này lợi nhuận đạt 2.236 triệu đồng, tăng 2.208,7 triệu đồng, tức tăng khoảng 8.090% so với năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Năm 2008 cũng là một năm tăng mạnh của lợi nhuận trước thuế, đạt 5.629,7 triệu đồng, tăng 151,8% so với năm 2007.

Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy tốc độ tăng của thu nhập, chi phí, lợi nhuân một cách trực quan qua 3 năm: 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 T r iu đ ồ n g 2006 2007 2008 Năm

Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế

Hình 10: BIỂU ĐỒ THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TẠI SCB AN GIANG

Như vậy, rõ ràng lợi nhuận, chi phí, thu nhập tai NHTMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang đều tăng một cách đáng kể qua các năm, điều này đã khẳng định hiệu quả hoạt động sau 3 năm thành lập của ngân hàng là rất tốt. Tuy nhiên, để

hiểu rõ tại sao lợi nhuận lại tăng cao qua 3 năm 2006-2008 ta sẽđi sâu phân tích về thu nhập và chi phí.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NH TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)