Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá an giang (Trang 81 - 86)

- Kế toán trưởng: Phụ trách chung, điều hành, chỉ đạo trực tiếp bộ phận kế toán của Công ty, kế toán trưởng chịu trách nhiệm với ban giám đốc về các

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

4.2.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Khoản mục ĐVT 11/2008 10/2008 Biến động

Tuyệt đối %

Số lượng sản phẩm Gói 1.463.000 1.973.000 -510.000 -25,85

Định mức tiêu hao NVL g/sp 205 252 -47 -18,65

Đơn giá nguyên vật liệu đ/kg 6,13 5,23 0,9 17,16

Chi phí nguyên vật liệu Tr.đ 1.839 2.602 -763 -29,33

Bảng 9: Phân tích các khoản mục trong chi phí nguyên vật liệu

Nguồn: Tổng hợp các bảng báo cáo- phòng kế toán Công ty

Qua bảng 9 thấy rằng chi phí nguyên vật liệu tháng 11 giảm khoảng 763 triệu đồng tương đương khoảng 29,33% so với tháng 10 trong tổng giá thành. Tuy nhiên, nhờ đâu mà chi phí này giảm, ta cùng phân tích biến động lượng và biến động giá để biết rõ hơn

a. Biến động lượng:

Theo công thức (13) biến động lượng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:

Biến động lượng = (1.463.000 – 1.973.000) x 205 x 6,13 = - 673 triệu đồng Nhìn vào kết quả trên ta thấy rằng do sản lượng trong tháng 11 này giảm 510.000 gói Bastion xanh nên làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm 673 triệu đồng. Việc giảm sản lượng này là do sản lượng sản xuất để cung cấp nhu cầu trong nước giảm. Trong tháng 11 này, cũng có các hợp đồng xuất khẩu, tuy nhiên sản lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng, nhưng không đủ để bù phần giảm trong nước. Để thấy rõ hơn, ta cũng xem bảng sau:

SẢN LƯỢNG ĐVT 11/2008 10/2008 Chênh lệch

TRONG NƯỚC Gói 910.000 1.523.000 - 613.000

XUẤT KHẨU Gói 553.000 450.000 103.000

Bảng 10: Phân tích sản lượng trong nước và xuất khẩu

Nguồn: Tổng hợp các bảng báo cáo- phòng kế toán Công ty

Nhìn vào bảng 10 ta thấy rằng sản lượng trong nước trong tháng 11/2008 giảm 613.000 gói so với tháng 10/2008. Trong khi đó thì sản lượng xuất khẩu trong tháng 11/2008 chỉ tăng được 103.000 gói. Với lượng tăng lên này, không đủ để bù sản lượng trong nước bị giảm đi.

b. Biến động tiêu hao nguyên vật liệu

Dựa vào công thức (14) biến động tiêu hao nguyên vật liệu như sau: Biến động tiêu hao nguyên vật liệu = 1.463.000 x ( 205 – 252 ) x 5,23

= - 360 triệu đồng

Qua kết quả trên ta thấy được rằng trong tháng 11/2008 Công ty đã giảm được chi phí nguyên vật liệu là 360 triệu đồng. Chi phí này giảm là nhờ trong tháng này, mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một sản phẩm giảm so với tháng trước. Điều này cho thấy công tác quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu đã có hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn nguyên vật liệu nào đã được tiết kiệm ta cùng tìm hiểu bảng sau:

Khoản mục ĐVT 11/2008 10/2008 Biến động Tuyệt đối %

Sợi tổng hợp Bastion xanh g/gói 142 164 -22 -13,41%

Hương liệu g/gói 58 75 -17 -22,67%

nguyên liệu khác 5 13 -8 -61,54%

Bảng 11: Phân tích mức tiêu hao các loại nguyên vật liệu

Nguồn: Tổng hợp các bảng báo cáo- phòng kế toán Công ty

Bảng 11 là tình hình tiêu hao các loại nguyên vật liệu. Để sản xuất nên một gói Bastion xanh thì nguyên liệu chủ yếu là thuốc sợi tổng hợp Bastion xanh. Và một nguyên liệu không thể thiếu là hương liệu, dùng để tạo nên mùi vị cho sản phẩm. Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác: Dầu, giấy vấn, bao bì, … sỡ dĩ những nguyên liệu này được gọi chung là nguyên liệu khác là do nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm.

Qua bảng 11 ta thấy rằng trong tháng 11, hầu hết các nguyên vật liệu đều được sử dụng ít hơn tháng 10. Điển hình là sợi tổng hợp Bation tháng 11 giảm 22g/gói tức là giảm 13,41% so với tháng 10. Hương liệu thì giảm 58 g/gói tương đương là 22,67%. Các loại nguyên liệu khác cũng giảm 8 g/gói. Nguyên nhân của việc giảm được mức tiêu hao có cả chủ quan lẫn khách quan:

- Nguyên nhân chủ quan:

+Trong tháng này công ty có mở một lớp tập huấn cho công nhân viên. Mục đích của lớp tập huấn này là nâng cao trình độ kỹ thuật cho nhân viên. Nhờ đó tay nghề của công nhân cũng được nâng cao, mức tiêu hao nguyên vật liệu cũng được cải thiện, sản phẩm hư hỏng cũng được giảm bớt.

+ Công ty có nhập về một số máy mới với kỹ thuật tiên tiến, định mức kỹ thuật cao hơn. Nhờ đó mà công tác tiết kiệm trong sản xuất cũng đạt được kết quả tốt.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Lô hương liệu được nhập trong tháng này có chất lượng tốt hơn, nên việc tẩm hương liệu trong tháng này cũng có sự thay đổi. Chỉ với một lượng ít hơn tháng trước đã có thể tạo được một vị như mong muốn

+ Việc tăng sản lượng xuất khẩu giúp cho công ty có khách hàng đa dạng. Công ty có thể thay đổi định mức kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng

c. Biến động giá

Theo công thức (15) biến động giá của khoản mục nguyên vật liệu như sau: Biến động giá = 1.463.000 x 205 x ( 6,13 – 5,23 ) = 269 triệu đồng

Với kết quả là 269 triệu đồng đã cho ta thấy rằng sự thay đổi trong giá nguyên vật liệu đã làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng 269 triệu đồng. Ta cũng thấy rõ rằng, trong tháng 11 này, giá nguyên vật liệu đã tăng so với tháng 10. Nhưng tăng như thế nào ta cũng xem bảng sau

Khoản mục ĐVT 11/2008 10/2008 Biến động

Tuyệt đối

%

Sợi tổng hợp Bastion xanh đ/g/gói 4,05 3,25 0,80 24,62

Hương liệu đ/g/gói 1,45 1,12 0,33 29,46

nguyên liệu khác 0,63 0,86 -0,23 -27

Bảng 12: Phân tích giá các loại nguyên vật liệu

Qua bảng 12 ta thấy rằng hầu hết giá cả các loại nguyên vật liệu đều tăng. Giá thuốc sợi tổng hợp Bastion xanh tăng 0,8 đ/g/gói tương đương 24,62%. Còn hương liệu thì tăng 0,33 đ/g/gói, tăng 29,46% so với tháng 10. Chỉ có nhóm nguyên liệu khác là giảm được 0,23 đ/g/gói. Trong số các nguyên liệu nằm trong nhóm này, thì có giá dầu là có biến động mạnh. Tuy nhiên do nhóm nguyên liệu khác chiếm tỷ trọng không cao trong tổng các nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm nên mặc dù nó giảm, nhưng không đủ bù đắp phần tăng thêm, nên chi phí nguyên vật liệu vẫn tăng. Nguyên nhân của việc tăng thêm này chủ yếu là do các nhân tố khách quan:

- Thuốc sợi tổng hợp Bastion xanh do công ty gia công, tuy nhiên những nguyên liệu làm nên sợi thuốc tổng hợp và cả hương liệu đều được nhập từ nước ngoài. Do đó giá cả các loại nguyên liệu này không chỉ phụ thuộc vào giá cả nhà cung cấp mà cỏn phụ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ. Trong tháng 11 không những nhà cung cấp tăng giá mà cả giá ngoại tệ trên thị trường cũng tăng. Vì lý do này, làm cho giá sợi tổng hợp tăng

- Do quy luật cung cầu của thị trường nên trong tháng này giá xăng dầu có giảm. Tuy nhiên xăng dầu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguyên vật liệu, nên mặc dù có giảm nhưng cũng không bù đắp được phần tăng thêm

- Chi phí vận chuyển tăng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng. Mặc dù, chi phí vận chuyển do bên cung cấp chịu, nhưng cần nhìn nhận rằng, giá nhà cung cấp giao cho công ty đã bao gổm cả chi phí vận chuyển. Trong khi đó, thì chi phí vận chuyển không ngừng tăng lên làm cho giá nhà cung cấp giao cho công ty cũng tăng.

d. Tổng biến động

Theo công thức (16) thì tổng biến động là:

Tổng biến động = - 673 + (- 360) + 269 = - 763 triệu đồng

Từ công thức tổng biến động, một lần nữa ta thấy được khái quát nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu. và kết quả có được từ công thức này bằng đúng với kết quả đã được phân tích tại phần phân tích khái quát chi phí nguyên vật liệu.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá an giang (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)