Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biến số ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng thẻ ATM tại ngân hàng Đông Á (Trang 45 - 46)

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔN GÁ

3. Phương pháp nghiên cứu:

a. Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp quan sát:

+ Quan sát, nghiên cứu những tài liệu có sẵn. Có thể dùng phương pháp này để tìm hiểu một số thông tin về khách hàng như số lượng khách hàng dùng thẻ, doanh số giao dịch,…

+ Quan sát khách hàng giao dịch để ghi lại thái độ, hành vi khách hàng - Phương pháp điều tra:

Điều tra bằng công cụ bảng câu hỏi. Bản câu hỏi được thiết kế với các thang đo khoảng được đưa vào bảng Likert với các mức đánh giá từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ

từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý với các ý kiến đưa ra, thang này dùng để đánh giá lòng trung thành, sự hài lòng và các đánh giá về biến số của chất lượng cảm nhận và chi phí chuyển đổi. Ngoài ra bản câu hỏi còn dùng các thang đo định danh, thang đo tỉ lệ để thu thập thêm các thông tin chung về khách hàng như độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp

b. Phương pháp chọn mẫu:

Thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên. Tổng thể nghiên cứu của bài viết này là khách hàng sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Đông Á tại địa bàn Đà Nẵng. Địa điểm để thu thập dữ liệu là các điểm giao dịch ATM của ngân hàng Đông Á

c. Phương pháp xử lý dữ liệu:

Dùng phương pháp test Cronbach’Alpha, phân tích nhân tố khám phá để kiểm tra sự tương quan giữa các câu hỏi đo lường các biến. Trong phần xử lý dữ liệu có thể dùng các phương pháp thống kê như kiểm định tham số hoặc phân tích hồi qui để tìm mối quan hệ giữa các biến. Để xác định lòng trung thành và mức độ hài lòng và các thông số của các biến khác, dùng phương pháp thống kê mô tả sử dụng bảng tần số và tần suất. Công cụ hỗ trợ cho việc phân tích là SPSS

II> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biến số ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng thẻ ATM tại ngân hàng Đông Á (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w