Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì sẽ cần có một chính sách phát triển thị trường phù hợp, đối vơi UNIMEX Hà Nội đây là một giải pháp quan trọng để phục vụ cho việc mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài
• Đối với thị trường Châu Á
Thị trường Châu Á từ trước đến nay vẫn là một thị trường quen thuộc và là bạn hàng tin cậy của công ty chiếm hơn 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là thị trường tương đôi lớn về hàng nông sản, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm đồng nguyên liệu.. lại có vị trí địa lý thuận lợi giảm chi phí
nên đây là một thị trường trọng điểm. Tuy nhiên đây cũng là mảnh đất có sự dành giật của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, sự cạnh tranh này chủ yếu về giá và số lượng của đơn đặt hàng.
Trong những năm qua, thị trường Israen là một thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty, với các sản phẩm chè, cà phê, gạo, các sản phẩm nông sản qua chế biến là thị trường mầu mỡ cho công ty. Sự thuận lợi về đường biển và đường hàng không đã làm khoảng cách được rút ngắn lại, hàng hóa của công ty được chuyển đến tận nơi đúng thời gian, đủ khối lượng đã nâng cao được uy tín của công ty trên thế giới. Ngoài ra thị trường các nước Trung quốc, Indonexia, Philippin, Thái lan, Đài loan, Hàn quốc, Nhật bản… cũng là những thị trường quen thuộc. Các nước Indo, Philippin, Đài loan là các thị trường nhập khẩu phần lơn hàng nông sản gạo, sắn, các sản phẩm nông sản đã qua chế biến, còn các nước Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản lại ưa chuộng các mặt hàng cà phê, chè, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ, các sản phẩm đồng nguyên liệu. Để thỏa mãn những yêu cầu khác nhau của các thị trường này UNIMEX Hà Nội cần phải có chiến lược phát triển sản phẩm hợp lý như đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, chú trọng chất lượng sản phẩm.
Hoạt động nhập khẩu của công ty ở thị trường này là tương đối ổn định, việc nhập khẩu máy móc, trang thiết bị sản xuất từ thị trường Châu Á là tương đối hạn chế. Với các xí nghiệp trực thuộc của công ty, việc nhập khẩu máy móc trang thiết bị từ Nhật bản, Hàn Quốc và Trung quốc là chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất, vì các thị trường này là các thị trường quen thuộc và cũng là các đối tác của công ty. Ngoài ra hoạt động nhập khẩu của công ty còn nhập khẩu các nguyên liệu thô, sắt thép nhập khẩu chất lượng cao phục vụ cho hoạt động kinh doanh buôn bán cũng như đầu tư xây dựng cho công ty.
• Đối với thị trường EU
Thị trường Châu Âu là một mảnh đất mầu mỡ cho UNIMEX, các mặt hàng xuất khẩu của công ty rất được ưa chuộm trong thị trường này. Đặc biệt là sản phẩm chè, cà phê, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ... Ở thị trường này, sản phẩm được giá cao tuy nhiên để đứng vững, giữ được thị phần là hết sức khó khăn do yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là hết sức khốc liệt. Do vậy chiến lược đứng vững trên thị trường này là nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín cao, nâng cao thương hiệu sản phẩm của công ty.
Hoạt động nhập khẩu của công ty cũng chỉ trong giai đoạn đầu, các sản phẩm có chất lượng cao như điện thoại di động, đồ trang sức, các sản phẩm điện tử,… nhập khẩu của công ty rất được ưa chuộm. Trong thời gian tới hoạt động nhập khẩu từ Châu Âu cũng sẽ là nguồn tạo lợi nhuận cho công ty.
• Đối với thị trường các nước Đông Âu
Thị trường Đông Âu đang dần có nhiều đơn đặt hàng tới công ty, là thị trường cũ của công ty trong những năm 80 nhưng gián đoạn những năm 90 nên đây vẫn được coi là mảnh đất mới cần được khai phá. Hoạt động xuất khẩu của công ty trong thị trường này chưa nhiều, nhưng trong tương lai Nga, Ba Lan, Sec là những thị trường tiềm năng cho các sản phẩm nông sản, chè cà phê, quần áo may sẵn...của công ty.
• Đối với Trung Đông
Trung Đông, mảnh đất của cát và dầu lửa là thị trường xuất khẩu đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty trong các năm trở lại đây và cả trong tương lai. Các thị trường Israen, Kowet, Irắc, Iran là các thị trường có nhu cầu về gạo, sắn lát,
Tuy nhiên, sự bất ổn về chính trị có thế dẫn tới những rủi ro, cần dự đoán trước đựơc những rủi ro đó để hạn chế tổn thất cho công ty.
• Đôi với Mỹ
Thị trường Mỹ cũng giống như thị trường Châu Âu, nơi có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, nơi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là khốc liệt nhất. Đối với thị trường này, công ty mới chỉ có những đơn hàng nhỏ lẻ, một mặt nhằm tìm hiểu thị trường, một mặt nhằm nâng cao uy tín, tạo tiền đề cho các hoạt động sau này.