Hàm lượng Chlorophyll trong các cây cải thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng giải độc của GLUTAMAT trên cây cải bị bệnh lở cỗ rễ do nấm RHIZOCTONIA SOLANI (Trang 54 - 56)

Chl a (mg) Chl b (mg) Chl a + Chl b Chl a / Chl b

BT 6.47835 2.98034 9.47829 2.17

Na 6.55592 2.00968 8.58176 3.26

K 4.96141 2.13718 7.11307 2.32

Mg 4.89641 2.38022 7.29191 2.06

+ BT: mẫu nhiễm bệnh, chỉ tưới nước, không phun thuốc. + K: mẩu nhiễm bệnh, được phun Kali Glutamat.

+ Na: mẩu nhiễm bệnh, được phun Natri Glutamat. + Mg: mẩu nhiễm bệnh, được phun Mg Glutamat.

Biểu đồ 3.1 Hàm lượng Chl a và Chl b trong từng mẫu thí nghiệm.Ở đây, ta chỉ tính hàm lượng của Chlorophyll a và Chlorophyll b trong lá, vì Ở đây, ta chỉ tính hàm lượng của Chlorophyll a và Chlorophyll b trong lá, vì trong các kết quả của thí nghiệm này ta chỉ quan tâm đến hàm lượng của các loại Chlorophyll mà thôi, không quan tâm đến kết quả Chlorophyll /TLK của lá.

Trong kết quả của thí nghiệm này, ta thấy:

+ Hàm lượng Chl a trong cả thí nghiệm và đối chứng đều cao hơn nhiều so với Chl b.

+ Hàm lượng Chl a trong mẫu có phun Natri Glutamat gần bằng với hàm lượng Chl a trong mẫu đối chứng (BT).

+ Hàm lượng Chl a trong mẫu có phun Kali Glutamat và Mg Glutamat thì gần như nhau và thấp hơn nhiều so với mẫu đối chứng (BT).

+ Trong khi đó, hàm lượng Chl b trong các mẫu có phun thuốc thì thấp hơn nhiều so với mẫu BT, trong đó, mẫu có phun Natri Glutamat có hàm lượng thấp nhất và mẫu có phun Mg Glutamat thì lại có hàm lượng cao nhất.

Nhưng nếu chúng ta xét về tổng thể, có thể thấy rằng hàm lượng Chlorophyll tổng cộng (Chl a + Chl b) trong mẫu (BT) là cao nhất (9.47829 mg) và trong mẫu (K) là thấp nhất (7.11307 mg).

3.2 Thí nghiệm 2: Đo quang phổ tử ngoại.

- Kết quả thí nghiệm: khi tiến hành đo quang phổ tử ngoại ở vùng bước sóng của ánh sáng tử ngoại ta thu được các cường độ ở các bước sóng như (bảng 3.3)

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng giải độc của GLUTAMAT trên cây cải bị bệnh lở cỗ rễ do nấm RHIZOCTONIA SOLANI (Trang 54 - 56)