Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội (Trang 59 - 63)

IV TỶ LỆ % NỢ KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN

2.3.1 Kết quả đạt được

2.3.1.1 Chất lượng cho vay

Trong thời gian qua MHB Hà Nội đã đạt được các kết quả nhất định về chất luơng cho vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, cụ thể:

Đã bước đầu xây dựng được hệ thống phân loại khách hàng và thực hiện việc phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng nhà nước góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng.

Công tác kiểm tra kiểm soát về hoạt động tín dụng đã đạt được một số thành tích. Nhờ quan tâm đến hoạt động này mà thời gian qua Chi nhánh đã kịp thời phát hiện những sai sót trong khâu thẩm định, đánh giá khách hàng. Qua kiểm tra, bộ phận kiểm soát nội bộ của Chi nhánh đã phát hiện được nhiều sai sót nghiêm trọng trong cho vay tại các Phòng giao dịch như hồ sơ pháp lý chưa đúng, hồ sơ cho vay chưa đầy đủ, tài sản đảm bảo không có giấy tờ sở hữu… Qua đó, Chi nhánh đã có những giải pháp kịp thời để khắc phục tồn tại, bổ sung, chỉnh sửa những sai sót nhằm đảm bảo chất lượng TD cho các đơn vị trực thuộc nói riêng và an toàn cho toàn bộ Chi nhánh nói chung.

Chi nhánh đã quan tâm tổ chức cho cán bộ viên chức tập huấn, học tập các văn bản chỉ đạo của cấp trên, quy định của ngành, qua đó giúp cho các cán bộ của Chi nhánh thực hiện một các nghiêm túc quy trình tín dụng từ khâu thẩm định cho vay, kiểm tra chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Gắn chặt mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng trong việc đầu tư vốn.

Chi nhánh đã triển khai quy trình cho vay theo quy định của Ngân hàng MHB nhằm thực hiện nghiêm túc theo mô hình quản lý tin dụng mới (hiện quy trình TD mới QĐ 76/QĐ-NHN được áp dụng trong hệ thống MHB từ tháng 1/2010), từ tháng 1/2008 MHB Hà Nội bắt đầu thực hiện triển khai thí điểm mô hình quản lý tín dụng mới theo công văn 1821-NHNHN ngày 28/12/2007 áp dụng cho khách hàng là các doanh nghiệp, cá nhân theo đó bộ phận tín dụng sẽ được phân thành 3 bộ phận: Quan hệ khách hàng; Quản trị rủi ro và Hỗ trợ kinh doanh nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro trong tín dụng. Trong năm Chi nhánh đã tổ chức tuyển thêm nhân viên tín dụng nhằm đáp ứng nhân sự theo mô hình mới. Do đó chất lượng tín dụng cũng đã được nâng cao, việc quản lý theo dõi món vay được sát sao hơn trước, trách nhiệm của từng bộ phận đối với mỗi món vay cũng cao hơn trước.

Do những ưu điểm đã kể trên trong công tác quản lý RRTD, nâng cao chất lượng tín dụng nên trong thời gian qua Chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định trong việc xử lý nợ tồn đọng.

Vấn đề giải quyết nợ xấu, làm lành mạnh tài chính luôn là một mối quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo và cán bộ Chi nhánh. Nhận thức rõ và xác định công tác xử lý nợ tồn đọng là công tác trọng tâm của Chi nhánh, là việc làm thường xuyên nhằm cải thiện và nâng cao năng lực tài chính và chất lượng tín dụng của Chi nhánh. MHB Hà nội trực tiếp giao chỉ tiêu xử lý tồn đọng đến từng điểm theo chỉ tiêu kế hoạch do Tổng giám đốc Ngân hàng MHB giao. Chỉ đạo các điểm, các phòng ban phối kết hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương và các hội đoàn thể trên địa bàn hỗ trợ trong việc thu hồi nợ tồn đọng. Đồng thời để đảm bảo công tác xử lý nợ tồn đọng được tiến hành kết quả và chất lượng, việc phân loại dư nợ quá hạn tồn đọng được tiến hành kịp thời, xử lý đúng đối tượng.

Với nhưng việc làm như trên, những năm qua, Chi nhánh đã xử lý và thu hồi được nợ tồn đọng, cụ thể như sau: hoàn tất công tác xử lý tài sản của 5 hộ cá nhân, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản của công ty TNHH Hải Long, Công ty đầu tư và phát triển Hà Nội, Công ty TNHH Phú Cường….

Cùng một số văn bản mới được ban hành để nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Hội đồng quản trị Ngân hàng MHB cũng đã ban hành và triển khai đến từng chi nhánh trong toàn hệ thống văn bản hướng dẫn việc thực hiện Quyết định 493 của NHNN (QĐ số 408 về hướng dẫn phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro ngày 8/6/2005 của ngân hàng MHB). Theo hướng dẫn này thì năm 2008 Chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro là 32 tỷ đồng và năm 2009 là 41 tỷ đồng. Việc áp dụng các quyết định này, Chi nhánh đã chủ động hơn trong việc đánh giá rủi ro của các khoản vay thông qua đánh giá và phân loại một các toàn diện hơn, sát với bản chất hơn, đồng thời khả năng quản lý rủi ro và sức cạnh tranh của Chi nhánh được cải thiện đáng kể và có đủ nguồn tài chính dự phòng để bù đắp nếu tổn thất xảy ra.

2.3.1.2 Cơ cấu, doanh số cho vay

Cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh có sự chuyển biến tích cực. Vốn tín dụng được đầu tư đúng hướng của Ngân hàng MHB, đã có sự tập trung ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả kinh tế đảm bảo khả năng trả nợ. Cơ cấu tín dụng tiếp tục thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các DNNN, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế phi nhà nước, đa dạng hoá các ngành nghề cho vay... Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung hiện nay vì khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập.

Từ việc thay đổi cơ cấu cho vay theo đúng hướng do đó doanh số cho vay tăng dần qua các kỳ, cụ thể:

Bảng 2.7: Doanh số cho vay theo từng loại hình cho vay 2006-2009 Đơn vị: tỷ đồng Số tiền tỷ lệ so tổng số Số tiền tỷ lệ so tổng số Số tiền tỷ lệ so tổng số Số tiền tỷ lệ so tổng số NGẮN HẠN 380.0 430.2 760.3 916.5

Doanh số cho vay 12,210 59.8 14,202 56.8 19,829 60 28,300 61.6 Doanh số thu nợ 12,160 13,872 19,673 28,177

Dư nợ 430.2 760.3 916.5 1,039.8

TRUNG HẠN 370.0 880.0 820.0 803.5

Doanh số cho vay 8,210.0 40.2 10,809 43.2 13,200 40 17,650 38.4 Doanh số thu nợ 7,700.0 10,869 13,217 17,643

Dư nợ 880.0 820.0 803.5 810.8 Tổng doanh số cho

vay NH và TDH 20,420 25,011 33,029 45,950

Tổng dư nợ 1,310.2 1,580.3 1,720.0 1,850.6

CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 5 năm của MHB Hà Nội)

Doanh số cho vay ngắn hạn có chiều hướng tăng hơn so trung hạn qua các năm, Cơ cấu doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp cũng thay đổi qua từng năm thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp 2006-2009

Đơn vị: tỷ đồng Cho vay Thu nợ nợ Cho vay Thu nợ nợ Cho vay Thu nợ Dư nợ 2006 67 62 30 729 391 670 1015 797.8 610.2 1310.2 1811 % so tổng DS 3.7 40.25 56.05 2007 35 33 32 1234 1099 805 1420 1287 743.3 1580.3 2689 % so tổng DS 1.30 45.89 52.808 2008 11 13 30 1560 1370 995 1756 1804 695 1720 3327 % so tổng DS 0.33 46.89 52.78 2009 12 18 1956 1849 1102 1925 1889 730.6 1850.6 3881 % so tổng DS 50.4 49.60 Năm Tổng DS cho vay Tổng dư nợ DNNN DNNQD Tu nhân

Qua bảng trên cho thấy doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh có chiều hướng tăng hơn các oại hình khác qua các năm, năm 2009 doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 50,4 % trong tổng doanh số cho vay.

2.3.1.3 Thu nhập từ hoạt động tín dụng.

Bảng sau cho thấy thu nhập từ hoạt động TD có chiều hướng tăng dần qua các năm:

Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động tín dụng 2005-2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng thu nhập 171.2 205.3 225.8 180.1 198.1

Thu lãi cho vay 85.8 124.6 148.5 140.4 154.3

% thu nhập từ hoạt động TD Trong tổng thu nhấp

50.12 60.69 65.77 78.01 77.89

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 5 năm của MHB Hà Nội)

Bảng trên cho thấy năm 2009 thu nhập từ hoạt động TD chiếm 77,8% trong tổng thu nhập

Với tất cả những nỗ lực kể trên, Chi nhánh đã rất cố gắng trong việc hạn chế tăng NQH, đạt được mức lợi nhuận cao thứ nhất toàn hệ thống, Có thể nói đây là một kết quả thể hiện sự cố gắng của Chi nhánh cũng như ngân hàng MHB trong tiến trình tiến tới một ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w