Sử dụng hệ thống tính điểm tín dụng.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội (Trang 84 - 87)

IV TỶ LỆ % NỢ KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN

3.2.3Sử dụng hệ thống tính điểm tín dụng.

CỬU LON G CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.2.3Sử dụng hệ thống tính điểm tín dụng.

Trong những năm qua, MHB Hà Nội đã quan tâm hơn đến việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của Chi nhánh vẫn có chiều hướng gia tăng, do vậy cùng với việc tăng trưởng tín dụng, thì một trong những giải pháp hỗ trợ trong việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế rủi ro là Chi nhánh cần thực hiện vận dụng tốt phương pháp tính điểm trong quá trình thẩm định.

Trên cơ sở áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng, ngân hàng có thể tính toán được xác suất xảy ra rủi ro, giá trị rủi ro trong trường hợp xảy ra sự cố, tỷ lệ thu hồi theo từng loại khoản vay, mức độ tổn thất theo dự kiến, từ đó xác định được mức giá khác nhau đối với mỗi khách hàng và áp dụng các biện pháp đo lường, quản lý rủi ro tín dụng theo yêu cầu của uỷ ban Basel.

Mặc dù hiện tại, MHB đã ban hành văn bản hướng dẫn phương pháp tính điểm trong phân tích tín dụng và cũng đã triển khai đến Chi nhánh. Tuy nhiên nội dung phương pháp này còn nhiều vướng mắc, khó khăn cho việc triển khai, áp dụng tại Chi nhánh. Bởi lẽ hệ thống tính điểm này của MHB còn có những tiêu thức chưa phù hợp với điều kiện và hoạt động cụ thể tại Chi nhánh. Luận văn không có điều kiện để đi sâu phân tích chi tiết phương pháp tính điểm mà MHB đã đưa ra nên chỉ xin dừng lại việc đề nghị khi Chi nhánh áp dụng phương pháp tính điểm này cần nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể tại Chi nhánh mình. Qua đó, cũng xin có một vài góp ý để xây dựng phương pháp tính điểm tín dụng tại Chi nhánh cho phù hợp hơn như sau:

- Đối với nhóm khách hàng là Doanh nghiệp:

Vì hệ thống phân loại khách hàng mà MHB đưa ra chủ yếu dựa trên các thước đo tài chính nên thực tế là không đáng tin cậy trong việc đánh giá các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vì thực tế các doanh nghiệp này thường thiếu tài liệu chứng minh khả năng tài chính hoặc số liệu thông tin kế toán chưa đầy đủ hoặc chưa qua kiểm toán… Mặt khác, có những khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập nên chưa có thông tin lịch sử về tín dụng, do đó dữ liệu chưa đầy đủ theo hệ thống chấm điểm này. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp có quan hệ vay mượn tại Chi nhánh vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, cần đề xuất việc xây dựng hệ thống chấm điểm cụ thể hơn cho nhóm khách hàng này lên ngân hàng MHB cấp trên, cụ thể nên dựa

vào các tiêu chí, các dữ liệu của chủ doanh nghiệp nhiều hơn là của doanh nghiệp. Các tiêu chí của chủ doanh nghiệp có thể là: tuổi của chủ doanh nghiệp, tình trạng hôn nhân, số người phụ thuộc, tình trạng cư trú, số năm kinh doanh, thu nhập cá nhân, năng lực quản lý…

- Đối với nhóm khách hàng là cá nhân

Trong hệ thống tính điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mà MHB đưa ra, nguồn thông tin thu thập chủ yếu vẫn là từ lời khai của khách hàng và có xác nhận của tổ chức quản lý lao động. Điều này chỉ phù hợp với khách hàng vay vốn là những cá nhân làm việc trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp… Để phát huy tốt hiệu quả của phương pháp tính điểm tín dụng, nên chăng bổ sung thêm nguồn thông tin thu thập từ các tổ chức đoàn thể, xã hội địa phương. Như vậy, thông tin sẽ đầy đủ và chính xác hơn.

Thực tế, hạn chế lớn nhất khi áp dụng phương pháp tính điểm tín dụng là rất cứng nhắc. Một khách hàng nếu như áp dụng phương pháp truyền thống để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thì có thể sẽ cho vay được, nhưng nếu áp dụng phương pháp tính điểm thì có thể sẽ bị từ chối do để đạt được số điểm để cho vay được thì rất khó. Hơn nữa những tiêu chí đó có thể sẽ không còn phù hợp khi môi trường kinh tế – xã hội thay đổi. Do đó, có thể có những cách khắc phục nhược điểm này bằng cách: Đối với những khách hàng xin vay có tổng số điểm tín dụng trung bình với mức rủi ro trung bình thì ngân hàng xem xét thêm, có thể sử dụng kết hợp cả phương pháp truyền thống và phương pháp tính điểm để đánh giá, xem xét. Bên cạnh đó, do bảng điểm tín dụng chịu ảnh hưởng của yếu tố về môi trường kinh tế – xã hội, do vậy bảng điểm này nên được điều chỉnh theo thời gian cho phù hợp với điều kiện mới.

Nhìn chung, việc áp dụng mô hình tính điểm tín dụng thực sự là một công việc phức tạp, cần có thời gian, nguồn lực về con người và công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín

dụng. Vì thế, cần phải nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng cũng như không ngừng hoàn thiện hơn hệ thống thông tin của ngân hàng.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội (Trang 84 - 87)