Thị phương hướng của hệ anten Dolph-Chebyshe

Một phần của tài liệu hệ anten dolph-chebyshev (Trang 34 - 38)

Theo như phân tích trong chương 1, hệ anten Dolph-Chebyshev là hệ anten có điều khiển đồ thị phương hướng bằng cách thay đổi cả biên độ và pha của trọng số wi. Theo đó, hệ anten này vừa có khả năng thay đổi hướng cực đại chính, vừa có thể nén các cực đại phụ theo yêu cầu.

Hàm phương hướng chuẩn hóa hình thành giản đồ hướng của hệ anten là :

1 ( ). . . .(cos cos ) ( ). . . .(cos cos ) 0 ( , ) 1 ( , ) . max ( , ) N j i d i i f F a e f N π φ α φ α φ α φ α − − − = = = ∑ (3.1)

Trong đó trọng số điều chỉnh nhánh anten thứ i là : . . . .cos

. j i . j i d

i i i

w =a eψ =a e π α (3.2)

Đồ thị phương hướng của anten trong một số trường hợp :

Hình 3.1 Đồ thị phương hướng của hệ anten Dolp-Chebyshev với N=5, R=20 và α=60˚

Hình 3.2 Đồ thị phương hướng của hệ anten Dolp-Chebyshev với N=8, R=20 và α=60˚

Hình 3.3 Đồ thị phương hướng của hệ anten Dolp-Chebyshev với N=7, R=20 và α=45˚

Hình 3.4 Đồ thị phương hướng của hệ anten Dolp-Chebyshev với N=7, R=20 và α=75˚

Hình 3.5 Đồ thị phương hướng của hệ anten Dolp-Chebyshev với N=8, R=30 và α=80˚

Hình 3.6 Đồ thị phương hướng của hệ anten Dolp-Chebyshev với N=8, R=15 và α=80˚

Từ đồ thị phương hướng của hệ anten Dolph-Chebyshev ta thấy rằng:

- Độ rộng búp sóng tỉ lệ nghịch với số phần tử N, N càng lớn, khẩu độ anten càng lớn thì búp sóng càng hẹp.

- Độ rộng búp sóng tỉ lệ nghịch với sinα, ở hướng điều khiển quét búp sóng

0

90

α = , sinα =1, độ rộng búp sóng hẹp nhất. Ở các hướng điều khiển quét búp sóng nhỏ, độ rộng búp sóng sẽ tăng lên.

- Khi sử dụng hệ anten để tạo búp sóng hẹp và điều khiển quét búp sóng, thì muốn giữ độ rộng búp sóng ở một hướng điều khiển α (không quá nhỏ)được như theo hướng α =900, cần phải tăng số phần tử N bằng số lần suy giảm của giá trị sinα .

- Độ rộng búp sóng tỉ lệ nghịch với khoảng cách chuẩn hóa (so với 2 λ

), khi d tăng, với cùng số phần tử N, khẩu độ của hệ anten tăng lên, độ rộng của búp sóng hẹp đi. Tuy nhiên điều này cũng chỉ được chấp nhận trong một phạm vi biến đổi nhất định của d. Trong nhiều ứng dụng cụ thể, nếu chọn d >1, tức là khoảng cách giữa các phần tử lớn hơn nửa bước sóng thì dễ gặo đồ thị phương hướng có xuất hiện các búp phụ, tuy nhiên nếu chọn d <1 tức là giảm khẩu độ anten thì độ rộng búp sóng chính sẽ tăng. Do đó trong các ứng dụng cụ thể thường chọn d =1, tức là khoảng cách giữa các phần tử bằng nửa bước sóng.

Một phần của tài liệu hệ anten dolph-chebyshev (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w