Khuyến khích, hỗ trợ việc đầu tư nhằm hoàn chỉnh công nghệ sau thu hoạch

Một phần của tài liệu Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - thực trạng và giải pháp .pdf (Trang 72 - 74)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.6 Khuyến khích, hỗ trợ việc đầu tư nhằm hoàn chỉnh công nghệ sau thu hoạch

hoạch và chế biến

Công nghệ sau thu hoạch là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho chất lượng cà phê không bị giảm sút trong quá trình sơ chế và chế biến. Hiện tại công nghệ sau thu hoạch đối với ngành cà phê của Việt Nam vừa thiếu lại vừa lạc hậu nên sản phẩm sau khi sơ chế thường bị giảm sút về chất lượng. Để khắc phục tình hình yếu kém về công nghệ của các khâu thuộc lĩnh vực sau thu hoạch thì

đòi hỏi phải có những đột phá trong đầu tư nhằm đổi mới công nghệ. Vấn đềđầu tư được tiến hành từ việc thu hái, phơi sấy, xay xát, phân loại, chế biến, đóng gói, bảo quản, giao hàng v.v... Đây là một khâu cần lượng vốn đầu tư rất lớn nên cần phải có sự hỗ trợ vốn từ chính phủ thì mới có khả năng thực hiện được. Các khâu cần đầu tư

- Đối với khâu thu hái cần có những máy móc phân loại màu sắc,trọng lượng, kích cỡ nhằm để khi đưa vào sơ chế sau này có sựđồng nhất.

- Khâu phơi, sấy:

+ Phơi: khâu phơi là một trong những khâu có chi phí thấp hơn so với sấy rất nhiều nên giá thành hạ nhất và có thể sử dụng được mọi tầng lớp lao động trong xã hội và vốn đầu tư lại thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết nên mang tính bị động cao. Việc xây dựng hệ thống sân phơi cần phải vừa đảm bảo vệ sinh, vừa đảm bảo rút ngắn thời gian phơi. Nghĩa là sân phơi cần có vị trí sạch sẽ, thoáng đãng, đảm bảo thu nhận ánh nắng với mức tối đa ( không bị

che chắn)

+ Sấy: sấy là khâu bảo đảm giữ được chất lượng cà phê hơn phơi và chủ động hoạt động trong các tình huống biến động của thời tiết. Để đảm bảo chất lượng cà phê không bị giảm sút thì cần phải đầu tư phương tiện sấy hiện đại, tránh

được sự cố cháy hạt hoặc gây ra sự cố hạt cà phê sau khi sấy có mùi lạ, đảm bảo công suất nhằm tránh khê đọng hàng hóa gây ra mốc hoặc lên men hay đen, xanh mực, thối v.v...

- Khâu xay xát: đảm bảo bóc vỏ tránh được hiện tượng tróc vỏ lụa trong hạt cà phê, tránh dập vỡ hay biến dạng ở hạt nhưng cũng cần bóc vỏ với tỷ lệ bóc hạt cao nhất. Đối với loại máy xay xát bóc quả tươi trong trường hợp chế biến ướt thì cần phải tránh xát vỡ vỏ thóc vì lớp vỏ này giữ cho nhân đảm bảo được màu sắc tự

nhiên và bảo đảm chất lượng tốt hơn.

- Phân loại: hệ thống máy phân loại phải lắp đặt liên hoàn từ sàng phân loại theo kích cỡ, sàng phân loại theo trọng lượng, máy phân loại theo màu sắc, máy

đánh bóng, máy đảo trộn, máy phân chia số lượng vào bao bì, bao gói v.v... phải

đồng bộ nhằm đảm bảo tính khép kín, đảm bảo quy cách phẩm chất và tính năng suất cao.

- Đóng gói: việc đóng gói cần phải cải tiến hành theo hướng công nghiệp và tựđộng hóa nhằm rút ngắn thời gian gia công chế biến và đảm bảo

- Bảo quản: do mặt hàng cà phê dễ hút ẩm nhưng cũng nhanh thoát hơi nước nên nếu để môi trường tự nhiên tác động quá mức thì chất lượng cà phê sẽ bị giảm sút nhanh chóng. Chính vì vậy, kho bảo quản cần xây dựng thoáng mát, tránh được môi trường có độẩm cao, song cũng tránh được sự nắng nóng, phòng tránh cháy, nổ

v.v...

- Giao hàng: việc giao hàng cũng cần sắp xếp theo trình tự để thời gian lưu kho giữa các lô hàng gần như nhau tránh tình trạng tồn kho quá lâu. Nghĩa là nhập trước thì cần phải có kế hoạch xuất trước, nhập sau sẽ xuất sau trừ những lô ưu tiên. Phương tiện chuyên chở hoặc trung chuyển phải đảm bảo tiêu chuẩn nhằm bảo vệ

bao bì, bao gói, số lượng, chất lượng và đáp ứng được thời gian của hành trình.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - thực trạng và giải pháp .pdf (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)