Thứ nhất, Hệ thống các quy định hết sức ngặt nghèo về môi trường và

Một phần của tài liệu Quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản .doc (Trang 109 - 113)

VSATTP, cũng như hàng loạt các biện pháp và chế tài mà EU áp dụng đối với

hàng nông sản nhập khẩu vi phạm các quy định môi trường của EU. Luật thực

phẩm của EU nâng từ 10 chất kháng sinh bị cấm hiện nay lên 26 chất vào

năm 2005. EU duy trì chính sách "dư lượng = 0" đối với 10 kháng sinh (năm

2005 là 26 kháng sinh). Như vậy, sẽ rất khó khăn đối với hàng nông sản thực

phẩm của Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường này trong thời gian tới.

Hiện EU đang hoàn thiện Quy trình GAP (Quy trình canh tác nông nghiệp

đảm bảo) và cũng đang xây dựng một nhãn hiệu duy nhất cho thực phẩm có

nguồn gốc hữu cơ. Chính vì vậy mà trong những năm tới, yêu cầu hàng nhập

khẩu của thị trường EU sẽ là hàng nông sản hữu cơ, tức là nông sản sạch

(nông sản được sản xuất theo quy trình GAP). Hàng nông sản nhập khẩu vào

hàng nông sản. EU cho rằng sản xuất nông nghiệp theo quy trình GAP không

chỉ BVMT, mà sản phẩm làm ra còn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và

VSATTP.

Đối với các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm phải tuân thủ Quy định kiểm

tra thú y. Quy định này sẽ ngày càng khó thực hiện vì EU duy trì "dư lượng =

0" đối với 10 chất kháng sinh. Trong số 10 chất, có 7 chất gây ô nhiễm môi

trường. Để đáp ứng được Quy định, sản phẩm thịt của Việt Nam phải tuân thủ

rất nhiều Chỉ thị của Hội đồng Uỷ ban Châu Âu, và các Chỉ thị thường xuyên

được EU chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tế luôn biến đổi. Thêm vào

đó, thực phẩm chế biến còn phải tuân thủ Quy định chất phụ gia trong thực

phẩm. Đây quả là một thách thức không nhỏ đối với thực phẩm chế biến của

ta xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, vì hiện tại mới chỉ có một khối

Ngoài ra, EU còn có quy định 166/2006 của EC, sửa đổi Quy định số

2074/2005, áp dụng đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Quy định này cũng đưa ra một loạt mẫu chứng nhận sức khoẻ mới cho một số mặt hàng này cũng đưa ra một loạt mẫu chứng nhận sức khoẻ mới cho một số mặt hàng được dùng cho con người như đùi ếch, ốc, gelatin (nguyên liệu nấu thạch),

nguyên liệu thô để sản xuất gelatin, collagen (chất tạo keo) và nguyên liệu thô

để sản xuất collagen, thủy sản, ngao sò sống, mật và sản phẩm từ ong.

Đối với rau, quả, hạt có dầu,v.v... xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân

thủ Quy định hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có trong sản phẩm nông nghiệp.

Trong khi đó tại Việt Nam hiện nay, sử dụng thuốc trừ sâu quá liều lượng và

không đúng kỹ thuật đã gây tác động xấu tới môi trường. Nếu chúng ta không

có các biện pháp khắc phục và hướng dẫn bà con nông dân sử dụng thuốc trừ

sâu theo quy định của EU thì sẽ rất khó cho các sản phẩm nông nghiệp Việt

Quy định bao bì và phế thải bao bì của EU đang đặt ra nhiều thách thức

đối với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng nông sản xuất khẩu sang

thị trường này. Những năm tới, các doanh nghiệp phải chú trọng tới khía cạnh

môi trường của bao bì sản phẩm nhiều hơn và phải tuân thủ các yêu cầu trong

quy định.

Bên cạnh sự phức tạp và ngặt nghèo ngày càng tăng của hệ thống các quy

định về môi trường của EU đối với hàng nông sản nhập khẩu, các biện pháp

và chế tài mà EU áp dụng đối với các trường hợp vi phạm sẽ ngày càng chặt

chẽ và hà khắc hơn. Như vậy, để tránh tổn thất và đẩy mạnh được xuất khẩu

sang EU, chúng ta cần phải tuân thủ các quy định về môi trường của EU đối

với nhập khẩu hàng nông sản. Hơn nữa, việc thực hiện các quy định này sẽ

góp phần mang lại môi trường sống lành mạnh cho chính chúng ta và bảo vệ

Một phần của tài liệu Quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản .doc (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w