Cơ cấu thị trường, đối tác nhậpkhẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc (Trang 39)

III. THỰC TRẠNG NHẬPKHẨU CỦA CÔNG TY

2.4.Cơ cấu thị trường, đối tác nhậpkhẩu

2. Những kết quả chính của hoạt động nhậpkhẩu công ty

2.4.Cơ cấu thị trường, đối tác nhậpkhẩu

Do đặc thù của mặt hàng CNTT là các nhà cung cấp chỉ đến từ một số quốc gia có trình độ phát triển cao hoặc là địa điểm sản xuất của các Công ty CNTT hàng đầu thế giới, cho nên thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…(bảng 2.4 và biểu 2.1)

Bảng 2.4 Cơ cấu các thị trường nhập khẩu của Công ty (2004-2006) Đơn vị tính: USD Chỉ tiêu 2004 2005 2006 GT TT % GT TT % GT TT % Trung Quốc 6.794 57.79% 6578 55.13% 10.679 53.98% Nhật Bản 2.974 25.30% 2694 22.58% 4.864 24.59% Hàn Quốc 1.989 16.92% 2660 22.29% 4.239 21.43% Tổng 11.757 100% 11932 100% 19.782 100%

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu Công ty

Biểu 2.1 Cơ cấu các thị trường nhập khẩu

thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty hiện nay. Tỷ trọng trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty từ thị trường này hằng năm từ năm 2004- 2006 đều chiếm hơn một nữa tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Cụ thể là: năm 2005 chiếm 57.79% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 2005 chiếm 55.13% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu, năm 2006 chiếm 53,88% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trung Quốc có thể trở thành thị trường nhập khẩu mặt hàng CNTT hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam là bởi vì hiện nay hầu hết các công ty hàng đầu trong lĩnh vực CNTT, điên tử của thế giới như: Itel, IBM, Canon, Compact… đếu có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Hơn nữa khi nhập khẩu từ Trung Quốc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thuận lợi trong việc vận chuyển hàng nhập khẩu.

Ở hai thị trường còn lại là Nhật Bản và Hàn Quốc đây là hai quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm CNTT và điện tử cho nên tỷ trọng nhập khẩu từ hai thị trường này của Công ty là tương đương nhau, chênh lệch nhau không đáng kể cụ thể là:

 Năm 2004: nhập khẩu từ thị trường Nhât Bản là 25,3% con thị trường Hàn Quốc là 16.92%

 Năm 2005: nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản là 22.58% còn thị trường Hàn Quốc là 22.29%

 Năm 2006: nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản là 24.59%còn thị trường Hàn Quốc là 21.43%

2.5. Cơ cấu các hình thức nhập khẩu

Công ty thương sử dụng hai hình thức nhập khẩu chính là nhập khẩu trực tiếp (nhập khẩu tự doanh) và nhập khẩu liên doanh liên kết. Hình thức nhập khẩu liên doanh liên kết chỉ được Công ty sử dụng khi Công ty muốn nhập khẩu một lượng hàng có giá tri lớn nhưng không có đủ khả năng thực hiên việc nhập khẩu vì vậy Công ty liên kết với một doanh nghiệp khác có

cung mục tiêu nhập khẩu để chia sẻ dự án nhập khẩu này. Cho nên hình thức nhập khẩu trực tiếp của Công ty là hình thức nhập khẩu chủ yếu.(xem bảng 2.5 và biểu 2.2)

Bảng 2.5 Cơ cấu các hình thức nhập khẩu của Công ty (2004-2006) Đơn vị tính: USD

Chỉ tiêu

2004 2005 2006

GT TT % GT TT % GT TT %

Nhập khẩu trực tiếp 7.846 66.73% 7.565 63.40% 13.648 68.99%

Nhập khẩu liên doanh 3.911 33.27% 4.367 36.60% 6.134 31.01%

Tổng 11.757 100% 11.932 100% 19.782 100%

Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liêu Công ty

Qua bảng trên ta có thể thấy hình thức nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu chủ yếu của Công ty trong giai đoạn hiên nay, cụ thể như sau: Năm 2004 giá trị nhập khẩu của hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm tới 66,73% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 2005 chiiếm tới 63,4%; năm 2006 chiếm tới 68,99%.

Bởi vì đây là hình thức nhập khẩu mang lại hiệu quả tương đối cao. Việc nhập khẩu trực tiếp giúp cho Công ty có thể hoàn toàn chủ động được về nguồn hàng của mình cho nên hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ hoàn thành đúng kế hoạch đặt ra và có hiệu quả.

2.6. Các chỉ số tổng hợp

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2004 2005 2006

1. Doanh thu hàng năm Tr. đồng 24.450 26.552 32.268 Tốc độ tăng trưởng % 197,8 108,5 121,9 2. Lợi nhuận sau thuế Tr. đồng 124 141 135,7 3. Tổng nộp ngân sách Tr. đồng 53,6 70,3 66,7

Tốc độ tăng trưởng % 123,5 131 94,8 4. Thu nhập bình quân Tr. đồng 1,750 1,858 1,820

Nguồn :Tổng hợp từ nguồn số liệu Công ty Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới của nền kinh tế Việt Nam và sự cạnh tranh khốc liệt để giành thị trường giữa các công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực CNTT trong và ngoài nước thì những kết quả mà công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á đạt được là một điều đáng khích lệ. Điều này được thể hiện rõ ở sự tăng trưởng của các yếu tố như doanh thu, lợi nhuận sau thuế, tổng nộp ngân sách, thu nhập bình quân của công ty.

 Về doanh thu: Doanh thu của công ty tăng đều trong các năm từ 2003-2006 doanh thu năm 2003 là 12.362 trđ, năm 2004 là 24.450 trđ, năm 2005 là 26.552 trđ, năm 2006 là 32.68 trđ và các mức tăng trưởng lần lượt là 215,8%; 197,8%; 108,5%; 121,9%. Doanh thu của công ty có sự tăng trưởng mạnh nhất là vào hai thời kì 2002-2003 và 2003-2004 đều đạt mức trên dưới 200%. Có như vậy là do vào thời kì này công ty bắt đầu ổn định và chiếm lĩnh được thị trường… Doanh thu của công ty chủ yếu là từ việc phân phối các sản phẩm CNTT chính hãng chiếm tới hơn 90% doanh thu của công ty.

 Về lợi nhuận sau thuế thì công ty cũng có sự tăng trưởng khá đều điều này được thể hiện khá rõ như sau: năm 2003 là 98 trđ năm 2004 là 124 trđ năm 2005 là 141 trđ năm 2006 là 135,7 trđ. Đến

năm 2006 có sự giảm xuống là do giá vốn hàng bán tăng đột xuất do biến động của thị trường thế giới.

 Về phần nộp ngân sách thì công ty thực hiện nghiêm túc và hoàn thành đúng kì hạn các khoản phải nộp. Giá trị nộp ngân sách nhà nước ngày một tăng cụ thể là :năm 2003: 43,4 trđ; năm 2004: 53,6 trđ; năm 2005: 70,3 trđ; năm 2006: 66,7 trđ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên: Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên của công ty tăng lên không ngừng trong những năm gần đây. Có được như vậy là do trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được những thành quả nhất định.Thu nhập bình quân của người lao động từ 1,580 trđ năm 2003 tăng lên 1,820 trđ năm 2006

3. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian qua

3.1. Những mặt đã đạt được

Công ty chỉ mới tiến hành nhập khẩu thư một vài năm trở lai đây cho nên thành tựu mà Công ty đạt được là chưa nhiều và giá trị hàng hóa nhập khẩu đóng góp chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng giá tri hàng hóa cho nên lợi nhuận mang lại từ hoạt động nhập khẩu là không lớn. Thông qua việc nhập khẩu Công ty đã đạt được một số vấn đè cơ bản đó là:

Thứ nhất trong giai đoạn vừa rồi Công ty chỉ mới tiến hành nhập khẩu thử nghiệm, cho nên mục đích chủ yếu của Công ty thông qua hoạt động nhập khẩu giai đoạn này là tìm kiếm cơ hội kinh doanh tích lũy thêm kinh nghiệm cho hoạt động nhập khẩu giai đoạn sau này. Qua giai đoạn nhập khẩu thử nghiệm vừa qua Công ty và các cán bộ xuất nhập khẩu trẻ của công ty đã thu được một số kinh nghiệm nhất định trông công tác nhập khẩu trong thời gian vừa qua. Nhất là kinh nghiệm khi giao dịch với các đối tác xuất khẩu nước ngoài và cách xử lí các các tình huống trong công tác đàm phán, kí kết hợp

đồng. Điều này rất có ích cho việc Công ty sẽ tiến hành nhập khẩu chính thức vào năm 2007 này

Thứ hai Công ty đã tìm được và có một số đối tác xuất khẩu quen thuộc và có uy tín. Đặc biệt là ở thị trường Trung Quốc Công ty đã tìm được một số đối tác là cơ sở sản xuất của các công ty chuyên cung cấp các sản phẩm CNTT và điện tử của thế giới như: IBM, Toshiba, Intel, Compact… Đây là một lợi thế bởi vì Trung Quốc là nước láng giêng và có chung đường biên giới với Việt Nam cho nên việc vận chuyển hàng hóa sẽ có nhiều thuận lợi.

3.2. Những mặt hạn chế trong hoạt động nhâp khẩu của công ty

3.2.1. Hạn chế về nguồn vốn kinh doanh

Là một Công ty TNHH mới được thành lập (mới được hơn 6 năm) và có nguồn vốn khá hạn hẹp cho dù những năm gần đây nguồn vốn của công ty không ngừng được tăng thêm nhưng cũng không đủ cung cấp cho hoạt động của công ty với quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng. Cho nên vốn là một vấn đề lớn của công ty nhất là trong giai đoạn hiên nay khi công ty tiến hành việc mở rộng thị trường kinh doanh của mình.

Hiện nay có một biến pháp mà công ty thường sử dụng để có đủ nguồn vốn kinh doanh đó là sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Cho nên lợi nhuận của công ty bị giảm một phần đáng kể do phải trả lãi suất hàng năm cho các tổ chức tín dụng về các khoản vay là không nhỏ. Hơn nữa hiện nay các tổ chức tín dung lại đang có các chính sách thắt chặt về điều kiện cho vay cho nên việc vay vốn của công ty ngày càng khó khăn hơn.

3.2.2. Hạn chế về trình độ của cán bộ xuất nhập khẩu Công ty

Cơ cấu lao động của Công ty TNHH phát trẻ với khoảng 90% cán bộ công nhân viên là dưới 35 tuổi. Nên không đáp ứng hết được yêu cầu về trình độ nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều này được thể hiện khá rõ ở việc các cán bộ xuất nhập khẩu của

Công ty còn lúng túng trong việc xử lí các vướng mắc về thanh toán cũng như soạn thảo hợp đồng nhập khẩu.

3.2.3. Hạn chế về công tác nghiên cứu và mở rộng thị trừong

Do công ty mới tiến hành việc nhập khẩu một vài năm trở lại đây cho nên công ty chỉ mới chú trọng vào một số thị trường truyến thống quen thuộc đối với các doanh nghiệp CNTT trong nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc ... Công ty chưa đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về các đối tác mới để tìm ra những đối tác phù hợp nhất với điều kiện hiện tại của công ty. Hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường nhập khẩu của Công ty vẫn chưa có tính hệ thống, tính đồng bộ và chuyên nghiệp nên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao

3.2.4. Cơ sở vật chất của công ty còn thiếu thốn

Cơ sở vật chất của công ty còn nghèo nàn chưa đáp ứng hết được yêu cầu của hoạt động nhập khẩu nhất là vấn đề kho bãi. Đây là một điểm yếu của công ty có nhiều trường hợp hàng về nhưng chưa tập kết được hết ngay hàng về công ty được sẽ phát sinh khoản chi phí thuê kho bãi điều này sẽ làm giảm lợi nhuân của công ty giảm di do chi phí kho bãi tăng cao. Hơn nữa điều này có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty bởi việc giao hàng không kịp thời cho các đối tác kinh doanh trong nước do không tập kết đủ hàng theo yêu cầu của khách hàng.

3.2.5 Quá trình chuẩn bị giao dịch trước khi kí kết hợp đồng chưa được Công ty coi trọng Công ty coi trọng

Hiện nay, Công ty chưa coi trọng việc chuẩn bị giao dịch trước khi kí kết hợp đồng mốt cách đúng mức. Trước khi tiến hành kí kết hợp đồng các cán bộ xuât nhập khẩu của Công ty chưa có sự chuẩn bị một cách chu đáo cho việc giao dịch và kí kết hợp đồng. Việc chuẩn bị cho hoật động kí kết hợp đồng vẫn chưa mang tính hệ thống tức là giữa các cán bộ xuất nhập khẩu chưa có sự thống nhất trong công tác chuẩn bị giao dịch trước khi kí kết hợp

đồng. Có sự không thống nhất như vậy là do các cán bộ xuất nhập khẩu của Công ty phải thực hiện quá nhiều công việc cho nên quá trìng chuẩn bị giao dịch chưa được chú trọng. Vì vậy trong quá trình thực hiện hợp đông phát sinh nhiều vấn đề mà Công ty không thể lường trước được gây ảnh hưởng không tốt đến hiêu quả của hợp đồng trong kết quả kinh doanh của Công ty.

3.2.6 Công tác đàm phán và kí kết hợp đồngcòn nhiều yếu kém

Do đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu của Công ty còn khá trẻ và không có người nào được đào tạo chuyên sâu về ngoại thương và xuất nhập khẩu, cho nên các cán bộ xuất nhập khẩu của Công ty thiếu kinh nghiệm và năng lực trong công tác nhập khẩu của Công ty. Vì năng lực không đảm bảo và thiếu kinh nghiệm cho nên Công ty thương thất thế trong khi đàm phán và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu với các đối tác xuất khẩu nước ngoài có kinh nghiệm và năng lực tốt. Nhất là đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài thường dùng xảo thuật trong công tác đàm phán và thực hiện hợp đồng.

3.3. Nguyên nhân của nhưng tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty công ty

3.3.1 Nguyên nhân của những mặt đã đạt được trong hoạt động nhập khẩu của công ty khẩu của công ty

3.3.1.1 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành nhiêm vụ và tích lũy kinh nghiêm trong công tác nhập khẩu của Công ty. Trong quá trình thực hiện công tác nhập khẩu cán bộ nhân viên Công ty đã có nhiều cố gắng nhằm khắc phục các hạn chế về chuyên môn.

Thứ hai Công ty đã sử dụng các hình thức nhập khẩu một cách hợp lí để phù hợp với khả năng kinh doanh của Công ty. Đó là sử dụng hình thức nhập khẩu trực tiếp là chủ yếu khi cần thiế mới sử dụng hình thức nhập khẩu liên doanh liên kết. Hiện tại do lượng hàng mà Công ty nhập khẩu còn nhỏ

cho nên Công ty thường sử dụng hình thức nhập khẩu trực tiếp chỉ đến khi cần thiết thì mới tiến hành liên doanh liên kết để nhập khẩu.

3.3.1.2 Nguyên nhân khách quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà nước đã có nhiều cải cách về chính sách xuất nhập khẩu cũng như thủ thục hành chính tạo diều kiện cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng nhanh chóng và gon nhệ hơn, giúp cho doanh nghiệp hoàn thành tốt hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp mình.

3.3.2 Nguyên nhân của những mặt còn tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty khẩu của công ty

3.3.2.1 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất hiệu quả sử dụng vốn lưu của Công ty chưa được cao. Nguồn vốn của Công ty hay bị chiếm dụng dưới dang nợ khó đòi cho nên gây khó khăn cho Công ty khi phải thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu mà không huy động kịp nguồn vốn lưu động của mình.

Thứ hai đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu của Công ty còn trẻ thiếu kinh nghiệm trong những thương vụ xuất nhập khẩu lớn và còn yếu về các nghiệp vụ nhập khẩu của Công ty. Đây là vấn đề cốt lõi mà Công ty cần phải khác phục để sớm nâng cao và hoàn thiên hoạt động nhập khẩu của mình.

Thứ ba Công ty chưa đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp với các giai đoạn phát triển. Các chiến lược nhiều khi không có tính khả thi cho nên không thể là kim chỉ nam cho hoạt đông kinh doanh của Công ty. Nhất là trong chiến lược về nhập khẩu của Công ty trong thời gian vừa qua Công ty chưa xác định được đối tác và thị trường nhập khẩu chính của Công ty mình.

3.3.2.2 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất các chính sách xuất nhập khẩu và thủ tục hành chính tuy đã được cải thiện nhưng vẫn gây không ít khó khăn cho các Công ty xuất nhập khẩu, nhất là vấn đề xin giấy phép xuất nhập khẩu. Để được nhập khẩu thì

Công ty phải xuất trình nhiều loại giấy tờ và phải thông qua nhiều cửa, nhiều thủ tục của các cơ quan chức năng. Đây là vấn đề gây cho các doanh nghiệp khá nhiều phiền toái và làm lãng phí thời gian tiền bạc của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc (Trang 39)