Mục tiêu đề ra

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang Đài Loan.doc (Trang 50 - 53)

- Nhanh chóng thoả mãn nhu cầu đời sống nhân dân về rau, quả (thông thường và cao cấp), trong đó đẩy mạnh sản xuất, chế biến nước quả với giá rẻ để từng bước thay thế nước uống có cồn (bia, rượu) hiện nay.

- Tạo thêm việc làm cho khoảng 5 triệu người lao động trong cả nước. - Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 1,0 tỷ đô la Mỹ/năm.

* Về diện tích, sản lượng:

Diện tích cây ăn quả tính đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, đến năm 2020 khoảng 1,3 triệu ha; diện tích rau đến năm 2010 đạt 700 ngàn ha, đến năm 2020 khoảng 750 ngàn ha; giữ quy mô diện tích hồ tiêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là 50 ngàn ha); trong đó, đến năm 2010:

- Cây ăn quả: diện tích: 1,0 triệu ha. sản lượng: 10 triệu tấn.

Trong đó diện tích cây ăn quả chủ lực xuất khẩu khoảng 255 ngàn ha. - Rau: diện tích: 700 ngàn ha.

sản lượng: 14 triệu tấn.

Trong đó: rau an toàn và rau công nghệ cao khoảng 100 ngàn ha. - Hồ tiêu: diện tích: 50 ngàn ha.

sản lượng: 120 ngàn tấn. * Về kim ngạch xuất khẩu:

giai đoạn 2006-2010 là 23-25%/năm. Phấn đấu đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại đạt đạt 760 triệu USD/năm, đến năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD/năm. Trong đó, đến năm 2010:

- Rau (200 ngàn tấn): 155 triệu USD - Quả (430 ngàn tấn): 295 triệu USD

- Hồ tiêu (120 ngàn tấn): 250 triệu USD

Mặc dù Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu rau, quả nhiệt đới, và nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới hầu như không bị hạn chế dù yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn trước, song xuất khẩu của ta vẫn còn những yếu điểm như: sản xuất phân tán, năng suất thấp, chưa giải quyết dứt điểm được khâu tạo giống, thu hoạch, bảo quản và chế biến rau quả xuất khẩu cũng như khâu kiểm dịch và công nhận lẫn nhau giữa ta và các thị trường nhập khẩu.

Về thị trường xuất khẩu, ngoài thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong thời gian tới chúng ta cần hướng tới các thị trường khác để đa dạng hoá tránh lệ thuộc trong xuất khẩu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên Bang Nga, EU… Các thị trường mục tiêu được lựa chọn dựa trên cơ sở sau đây:

Trung Quốc: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 680 triệu

USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Trung Quốc chiếm 5,1% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên khoảng 15% (đạt kim ngạch trên 100 triệu USD).

Đài Loan: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 270 triệu USD/

năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Đài Loan chiếm 9,3% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên trên 18% (đạt kim ngạch trên 50 triệu USD).

Nhật Bản: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng gần 6 tỷ

kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên 2% (đạt kim ngạch trên 120 triệu USD).

3.2. Dự báo về thị trường rau quả của thế giới và của Đài Loan

trong thời gian tới

Theo dự báo của Tổ chức Nông – lương thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới hàng năm tăng khoảng 3,6%, trong khi đó thì khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên trên thế giới đối mặt hàng rau quả vẫn luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng. Những nước có nền công nghiệp phát triển thì nhu cầu nhập khẩu rau lại càng tăng, đời sống càng được nâng cao thì nhu cầu đối với các loại rau quả tươi lại càng tăng. Có thể khẳng định rằng thị trường thế giới đối với rau quả là rất có triển vọng.

Thông thường, xuất khẩu các loại nông sản chế biến được coi là có lợi hơn cho quốc gia so với nông sản chưa qua chế biến vì nó làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu. Tuy nhiên, về phương diện này, thị trường rau qủa khá khác biệt so với nhiều loại nông sản khác.

Rau: Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của

các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư… tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Theo USDA, nếu như nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại rau xanh khác sẽ tăng khoảng 22-23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác sẽ chỉ tăng khoảng 7-8%. Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2000-2004.

Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm. Các nước phát triển như Pháp, Đức, Canada, Mỹ … vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ

yếu. Trong khi các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp các loại rau tươi trái vụ.

Quả nhiệt đới: Nhu cầu về quả nhiệt đới sẽ tăng trưởng nhanh trong giai

đoạn dự báo với tốc độ tăng trưởng 8%. Nhập khẩu toàn cầu sẽ đạt 4,3 triệu tấn năm 2010, trong đó 87% (3,8 triệu tấn) được nhập khẩu là nhu cầu nhập khẩu của các nước phát triển. Hai khu vực EU và Hoa Kỳ chiếm 70% tổng nhập khẩu quả nhiệt đới toàn cầu. EU vẫn là khu vực nhập khẩu quả nhiệt đới lớn nhất thế giới với Pháp là thị trường tiêu thụ chính và Hà Lan là thị trường trung chuyển lớn nhất châu Âu. Ngoài Hoa Kỳ và EU, Nhật Bản, Canada và Hồng Kông cũng là những thị trường nhập khẩu quả nhiệt đới lớn.

Quả có múi: Sản xuất tăng nhanh trong khi nhu cầu tăng trưởng chậm đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gây sức ép lên giá cả các loại quả có múi tươi cũng như chế biến, làm giảm các diện tích trồng mới trong thời gian qua. Vì vậy, tốc độ tăng sản lượng vẫn sẽ ở mức thấp trong thời gian tới. Sao Paolo của Brazil và Florida của Mỹ vẫn là những khu vực cung cấp quả có múi lớn nhất thế giới.

Chuối: Nhập khẩu chuối toàn cầu dự báo sẽ đạt 14,3 triệu tấn năm 2010,

thấp hơn 4% so với tổng lượng xuất khẩu chuối do những hao hụt trong quá trình vận chuyển. Nhập khẩu chuối vào các nước đang phát triển và đang chuyển đổi sẽ tăng mạnh hơn ở các nước phát triển, đưa tỉ trọng của các nước này trong tổng lượng nhập khẩu toàn cầu từ 25% hiện nay lên gần 50% vào năm 2010.

Nhập khẩu chuối của các nước phát triển dự báo sẽ tăng 1-2%/năm trong những năm tới, trong đó Canada và Hoa Kỳ đóng góp tới 80% mức tăng trưởng nhập khẩu này tuy EU vẫn là khu vực nhập khẩu chuối chủ yếu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang Đài Loan.doc (Trang 50 - 53)