Một số thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 57 - 58)

− Nhật Bản vẫn là thị trường được các doanh nghiệp đánh giá cao và đặt nhiều kỳ vọng hơn cả vì Việt Nam đang có một lợi thế rất lớn khi nằm trong kế hoạch ưu tiên chiến lược của Nhật Bản và quan hệ Việt – Nhật đang ở trong một thời kỳ tốt đẹp.

− Bên cạnh đó, những điểm tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản cũng được coi là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ở thị trường

Nhật Bản, sự cạnh tranh không khốc liệt như thị trường Mỹ hay châu Âu. Chẳng hạn, người Nhật Bản không thích làm việc của họ với các lập trình viên Ấn Độ bởi phong cách làm việc đã được “Mỹ hóa”, người Nhật cũng rất e dè các lập trình viên của Trung Quốc bởi nhiều lý do. Vì thế, vị thế của các lập trình viên Việt Nam đang được nâng cao trong con mắt các khách hàng Nhật Bản.

− Một điểm thuận lợi nữa là sự “chung thủy” của người Nhật Bản. Cho dù có những khó khăn khi bước đầu tiếp cận thị trường Nhật Bản như trên đã phân tích, song một khi quan hệ làm ăn đã được thiết lập với các đối tác Nhật Bản thì mối quan hệđó là rất bền vững.

− Tiềm năng của thị trường Nhật Bản không còn là những câu chữ từ những bản nhận định nữa. Tiềm năng này đang được các doanh nghiệp Việt Nam thăm dò và khai thác với niềm tin và hy vọng lớn. Với Liên doanh Việt – Nhật, bước đi đầu tiên sẽ tập trung vào vấn đề con người: Trong giai đoạn đầu, liên doanh sẽ tập trung vào việc gửi các chuyên gia Việt Nam sang Nhật Bản để đào tạo (cả đào tạo tiếng Nhật) nhằm xây dựng đội ngũ quản lý và thiết kế dự án. Đây là một bước đi đúng đắn. Nhưng nhìn rộng hơn và xa hơn thì bước đi của một doanh nghiệp đơn lẻ là chưa đủ. Chính phủ cần đóng vai người mở đường lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam hướng sang thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam.pdf (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)