− Một thị trường khổng lồ và đầy tiềm năng như vậy thì sức hút đối với các cường quốc là rất lớn, đó cũng là điều dễ hiểu. Ví dụ, theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), trong năm 2000, 89,4% “chiếc bánh” nhập khẩu phần mềm thuộc về Mỹ, 7% thuộc về các quốc gia châu Âu. Nhưng theo nhận định của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có kinh nghiệm và thành công trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản thì thị trường này vẫn không thiếu việc cho các doanh nghiệp Việt Nam.
− Tuy nhiên, thâm nhập thành công thị trường Nhật Bản và chiếm lĩnh, dù chỉ là 1% thị phần của thị trường này cũng không phải là điều đơn giản. Vấn đề lớn nhất đang thử thách các doanh nghiệp Việt Nam trước khi thâm nhập thị trường
Nhật Bản là vấn đề chất lượng của sản phẩm. Cho dù chủ yếu là những sản phẩm hay dịch vụ, ứng dụng nhỏ, nhưng thị trường này đòi hỏi những sản phẩm hay dịch vụđã được thử nghiệm và đạt hiệu quả chứ không phải là những sản phẩm hay dịch vụ mới được phát triển. Và không chỉ là vấn đề chất lượng sản phẩm đơn thuần, chữ tín trong kinh doanh cũng được người Nhật đặt lên hàng đầu như sản phẩm phải được bàn giao theo đúng thời gian thỏa thuận, đúng quy trình và thiết kế...
− Vấn đề ngôn ngữ cũng là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Người Việt với dòng ngôn ngữ hệ chữ latinh không quen thuộc với dòng ngôn ngữ hệ chữ tượng hình như của người Nhật. Nếu không có đối tác phía Nhật Bản hỗ trợ về mặt ngôn ngữ thì Việt Nam sẽ rất khó tiếp cận và thâm nhập thị trường này, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư vào thị trường Nhật Bản đã nhận xét như vậy. Chẳng hạn như NCS, công ty này có giải pháp e-learning đang được thương mại hóa thành công tại thị trường Nhật Bản phần lớn là nhờ các đối tác phía Nhật Bản như Tenda, Hitachi, NEC... Những đối tác này đã giúp NCS từ khâu kiểm thử, bản địa hóa sản phẩm đến việc lên kế hoạch tiếp thị và bán sản phẩm tại Nhật Bản.
− Đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần có một chữ “Nhẫn” khi tiếp cận thị trường Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm đã nhận xét rằng mở thị trường Nhật Bản khó hơn nhiều so với việc mở các thị trường Mỹ, châu Âu. Người Nhật rất khác với người Âu, người Mỹ, họ thận trọng, hầu như không bao giờ ra quyết định một cách nhanh chóng hay ký ngay những hợp đồng giá trị lớn.