Giải pháp về thông tin.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTM CP ngoại thương Hà Nội. (Trang 60 - 61)

- Việc thiếu những chỉ tiêu hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, khách hàng

2.2.1Giải pháp về thông tin.

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, thương trường là chiến trường, ai nắm bắt thông tin được nhanh hơn thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Hoạt động cho vay của ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc cho vay nói chung và cho vay theo dự án đầu tư nói riêng. Vậy nên thông tin, đặc biệt là thông tin phục vụ cho hoạt động đánh giá rủi ro phải thường xuyên cập nhật, phân tích và khai thác có hiệu quả.

Do vậy, ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp sau:

* Ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ giữa các chi nhánh và Hội sở chính:

Ngân hàng và các chi nhánh khác cần định kì cung cấp thông tin cho Hội sở chính và bộ phận lưu trữ thông tin của chi nhánh mình. Những thông tin cần thiết liên quan đến các dự án phải được cập nhật liên tục, chính xác, đầy đủ trong toàn hệ thống. Hệ thống ngân hàng ngoại thương, có một điểm mạnh là hầu hết các chi nhánh đều tập trung ở các tỉnh, thành phố mà không có về đến các huyện…Do vậy, vấn đề tiếp cận thông tin qua hệ thống mạng là rất thuận tiên. Mặt khác, các chi nhánh đều được trang bị máy tính hiện đại nên việc trao đổi thông tin giữa các chi nhánh với nhau và hội sở chính là rất nhanh. Một mặt, chi nhánh cung cấp thông thông tin cho hội sở chính và các chi nhánh khác, mặt khác chi nhánh có thể khai thác nguồn thông tin hữu ích từ kho thông tin chung đó.

Ngân hàng nên cập nhật và phân loại thông tin theo các khía cạnh sau:

- Thông tin về tình hình kinh tế xã hội nói chung: như các đường lối chủ trương phát triển của Đảng, Nhà Nước, các định hướng phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong thời gian tới, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài… - Thông tin về thị trường giá cả: nguyên vật liệu sản xuất, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng.

- Thông tin về tài chính ngân hàng: các nghị định thông tư của chính phủ, các văn bản hướng dẫn, quy định, quy chế của bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các thông tư liên bộ.

- Thông tin về đầu tư: các thay đổi trong luật đầu tư, các vấn đề liên quan đến tình hình đầu tư vào nước ta và ra nước ngoài.

* Ngân hàng cần tăng cường thu thập thông tin từ bên ngoài:

- Thông tin được sử dụng để đánh giá rủi ro là thông tin đa chiều. vậy nên, nếu chỉ dựa trên nguồn thông tin trong nội bộ Ngân hàng là chưa đủ. Với những lợi thế sẵn có về cơ sở vật chất, ngân hàng nên phát huy thu thập thông tin từ bên ngoài qua việc

kết nối với mạng máy tính của ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại khác, các trung tâm lưu trữ thông tin khác.

- Mặt khác, các cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua cơ quan thuế. Đây là nguồn thông tin hữu ích, đáng tin cậy để các cán bộ thẩm định kiểm tra nguồn thông tin do khách hàng cung cấp.

- Hơn thế nữa, trong quá trình thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án, đây là một điểm yếu của các ngân hàng, do vậy ngân hàng có thể nhờ đến các chuyên gia kỹ thuật hoặc các tổ chức tư vấn kỹ thuật trợ giúp trong vấn đề này.

- Ngoài ra, ngân hàng có thể khai thác thông tin từ các nguồn khác từ những tìm hiểu thực tế như: từ các bạn hàng của doanh nghiệp, thuê các công ty kiểm toán kiểm tra tính xác thực của các báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp đối với những dự án lớn.

- Công tác lưu trữ thông tin cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Một mặt, ngân hàng lưư trữ thông tin ở dạng giấy tờ trong kho, mặt khác nên đưa những thông tin này vào máy tính để quản lý và khai thác hiệu quả hơn. Với một hệ thống máy tính hiện đại và trình độ cán bộ tốt thì việc thu thập, xử lý thông tin trên máy tính sẽ đạt hiệu quả cao, dần ngân hàng sẽ xây dựng được cho mình phương pháp đánh giá rủi ro hữu hiệu.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại NHTM CP ngoại thương Hà Nội. (Trang 60 - 61)